Người phụ nữ bị giun sán làm tổ trong não vì một lần ăn thịt lợn theo cách tai hại

Không ít người có sở thích ăn thịt tái sống rất dễ dẫn đến mắc các bệnh giun sán, trường hợp của người phụ nữ 68 tuổi chứa “tổ giun” trên não chính là minh chứng.

Một người phụ nữ 68 tuổi đột nhiên bị bất tỉnh, được gia đình đưa đi cấp cứu. Người phụ nữ họ Tiêu nhập viện trong tình trạng sốt, viêm áp xe phổi, đường huyết cao và teo não nhẹ. Sau 7 ngày, tất cả các triệu chứng đã được kiểm soát và ổn định, nhưng đột nhiên bà Tiêu lại rơi vào hôn mê. Bác sĩ tiến hành kiểm tra cộng hưởng từ não và bất ngờ phát hiện ra trong não của bà Tiêu có một “tổ giun”, chứa đầy ký sinh trùng gọi là bệnh ấu trùng sán lợn do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra.

Người phụ nữ bị giun sán làm tổ trong não vì một lần ăn thịt lợn theo cách tai hại-1

Hình ảnh "tổ giun" trên não bà Tiêu

Bác sĩ Hứa Nguyên Dục, trưởng Khoa X-quang của Bệnh viện Từ Tế, Đài Bắc, Đài Loan cho biết, bệnh nhân nói rằng, nửa năm trước bà đã ăn thịt lợn sống khi đi du lịch ở Đông Nam Á, đây chính là nguyên nhân dẫn đến bà bị bệnh ấu trùng sán lợn, bởi cysticercus là một loại ký sinh trùng có nguồn gốc từ lợn. Đội ngũ y tế xác định tình trạng của bà Tiêu là kết quả của ký sinh trùng trên cơ thể lợn chuyển vật chủ, bệnh nhân nhanh chóng được điều trị bằng thuốc chống ký sinh trùng. Sau 40 ngày điều trị ở viện, bà Tiêu đã được xuất viện thuận lợi.

Cysticercus được chuyển đến vật chủ bởi những người ăn thịt lợn sống hoặc thịt chưa nấu chín. Nó có thể ký sinh trong não người, tủy sống hoặc cơ bắp. Bác sĩ Hứa Nguyên Dục cho rằng, ký sinh trùng cysticercus có thể tồn tại và sinh sản trong cơ thể con người, nếu nó xâm nhập vào mô não, nó sẽ lấy các chất dinh dưỡng và máu trong não, gây viêm mô não xung quanh. Khi não người liên tục bị viêm, nó có thể gây tăng sản thần kinh đệm của mô não, ảnh hưởng đến chức năng não, nếu trì hoãn điều trị thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Việc điều trị ký sinh trùng cysticercus đòi hỏi phải sử dụng thuốc chống ký sinh trùng liên tục trong ít nhất hai tuần đến một tháng để tiêu diệt ký sinh trùng một cách hiệu quả. Ký sinh trùng chết sẽ co lại và vôi hóa trong não.

Người phụ nữ bị giun sán làm tổ trong não vì một lần ăn thịt lợn theo cách tai hại-2

Bác sĩ Hứa Nguyên Dục cho biết nguyên nhân gây bệnh ấu trùng sán lợn là do bệnh nhân ăn thịt lợn sống

Bác sĩ Hứa Nguyên Dục nhắc nhở, ban đầu khi ăn phải ký sinh trùng, có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe ngay lập tức, tuy nhiên theo thời gian số lượng ký sinh trùng gia tăng sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, hoặc khi hệ miễn dịch bị suy giảm có thể gây khó chịu. Vì vậy, những người mắc bệnh mãn tính, người già, trẻ nhỏ… không nên ăn những thực phẩm sống, thực phẩm chưa nấu chín, tránh nhiễm ký sinh trùng và gây hại cho sức khỏe.

Cách phòng tránh bệnh ấu trùng sán lợn?

- Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm, phải tuân thủ quy tắc “ăn chín, uống sôi”, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.

Người phụ nữ bị giun sán làm tổ trong não vì một lần ăn thịt lợn theo cách tai hại-3

Phòng ngừa bệnh cần hạn chế tối đa các loại thịt tái sống

- Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống (do nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành); không ăn rau sống không đảm bảo vệ sinh (do có nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).

- Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút.

- Cần quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.

- Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

- Không nuôi lợn thả rông.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/nguoi-phu-nu-bi-giun-san-lam-to-trong-nao-vi-mot-lan-an-thit-lon-theo-cach-tai-hai-512020114115751272.htm

thịt lợn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.