Nguy cơ tàn phế khi lạm dụng cao dán trị nhức khớp

Đau khớp là tình trạng hay gặp khi bị viêm khớp, thoái hóa khớp. Để thoát khỏi tình trạng này, nhiều người đã lạm dụng các loại cao dán vì nghĩ rằng chi phí rẻ mà không phải đi điều trị bệnh. Vậy nhưng, đã có trường hợp dùng cao dán suýt không thể đi lại được khi đến viện muộn.

Đau khớp là tình trạng hay gặp khi bị viêm khớp, thoái hóa khớp. Để thoát khỏi tình trạng này, nhiều người đã lạm dụng các loại cao dán vì nghĩ rằng chi phí rẻ mà không phải đi điều trị bệnh. Vậy nhưng, đã có trường hợp dùng cao dán suýt không thể đi lại được khi đến viện muộn.

Cứng khớp vì dán cao khi đau mỏi

Nhiều năm nay, bà Nguyễn Thị Thoa (ở Hải Dương) bị đau mỏi khớp gối, hay có cảm giác tê bì, khó đi lại mỗi khi thức dậy. Để cắt cơn đau, bà thường tự mua thuốc giảm đau và dán các loại cao nhưng cơn đau vẫn tái phát nhiều lần chứ không dứt hẳn. Cách đây hơn tháng, những cơn đau khớp trầm trọng hơn khiến bà không thể đi đứng, phải nghỉ luôn việc buôn bán ở nhà. Đến viện khám, bà mới biết mình bị cứng khớp. Sau một quá trình điều trị cùng với áp dụng các bài tập vật lý trị liệu, việc đi lại của bà mới tốt lên.

Nguy cơ tàn phế khi lạm dụng cao dán trị nhức khớp-1

Theo PGS.TS Hà Hoàng Kiệm, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng (Bệnh viện Quân đội 103), đau khớp có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào trên cơ thể người. Hiện nhiều người khi thấy các cơn đau cơ khớp xuất hiện thường tìm kiếm các sản phẩm nhận thấy giúp giảm đau nhanh để chữa trị vì nghĩ “cứ hết đau nghĩa là khỏi bệnh”. Nhưng đây là điều sai lầm. Tuy việc sử dụng cao dán khi đau khớp, mỏi khớp tốt nhưng chỉ làm giảm đau tạm thời. Hơn nữa nếu không kết hợp vận động dễ gây biến chứng.

Viêm khớp, thoái hóa khớp không được điều trị kịp thời thì nguy cơ bệnh sẽ diễn tiến nặng hơn, khả năng đáp ứng điều trị thuốc kém hơn so với lúc vừa mới mắc bệnh, dẫn đến việc phục hồi chức năng khớp gặp nhiều khó khăn. Người bệnh cần tìm đến cơ sở uy tín để khám và điều trị chính xác tránh dẫn tới biến chứng như cứng khớp, dính khớp, thậm chí tàn phế khi điều trị không đúng. Việc điều trị bệnh cần phải kiên trì và tuân thủ một cách triệt để thì mới hy vọng ngăn chặn mức độ tiến triển bệnh.

BS Nguyễn Văn Phú (Bệnh viện Thể thao Việt Nam) cũng cho rằng, hiện đa số các loại cao dán hay thuốc xịt ngoài da đều có thành phần của nhóm thuốc kháng sinh giảm đau thấm vào các mô, cơ để làm giảm quá trình viêm và đau. Cao dán chỉ là biện pháp điều trị triệu chứng bên ngoài. Trong trường hợp đau khớp có viêm, có triệu chứng nhiễm trùng như sưng, đỏ, nóng tuyệt đối không chườm nóng, không bôi, xoa thuốc gây nóng như các loại cao dán, dầu cao, thuốc bôi giảm đau có tác dụng làm nóng… sẽ làm tăng cơn đau do kích thích tình trạng viêm.

Vận động đúng cách

Người đau khớp thường có xu hướng lười vận động và chỉ muốn nằm nghỉ do luôn cảm thấy đau mỏi bất cứ khi nào vận động. Tuy nhiên, PGS.TS Hà Hoàng Kiệm cho rằng, trong bệnh khớp lại rất cần vận động để tránh các khớp cứng dần, dính khớp và teo cơ, giảm vận động nhưng cần lưu ý tránh các vận động cường độ nặng và tốc độ nhanh.

Với người bị bệnh khớp hay nhiều nguy cơ bệnh khớp, việc lựa chọn môn thể thao cũng cần lưu ý. Trước khi tham gia một hay một số môn cần tham khảo ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa để lên được một chương trình tập luyện phù hợp. Trong khi tập luyện phải luôn có ý thức và chủ động kiểm soát trọng lượng cơ thể bởi sự thừa cân sẽ tạo ra áp lực và hệ lụy tiêu cực cho các khớp. Hơn nữa, trong các bài tập phải luôn làm ấm các khớp bị viêm, khởi động kỹ lưỡng với các động tác nhẹ nhàng.

Những bệnh viêm khớp nói chung khi đang viêm, sưng, tấy nên cố định khớp ở tư thế cơ năng (bàn tay hơi nắm, khuỷu tay gấp 90 độ, gối duỗi thẳng); khi đã bớt sưng thì kết hợp với xoa bóp, vật lý trị liệu... dưới sự hướng dẫn của các thầy thuốc phục hồi chức năng. Với những người thoái hóa khớp gối, háng nên tập các động tác với tư thế đứng tại chỗ, đạp xe đạp cố định, tập yoga, thái cực quyền.

Theo các chuyên gia, bệnh nhân tiểu đường là đối tượng thường hay gặp phải tình trạng nhức mỏi khớp, tê bì chân. Mọi người cần lưu ý đến việc vận động. Bạn có thể thực hiện động tác đơn giản áp dụng bài “Đứng trên một chân” bằng cách đầu tiên đứng bằng hai chân, sau đó từ từ nâng một chân lên khỏi mặt đất và cố gắng đứng thăng bằng trên chân còn lại trong vòng 30 giây rồi đổi chân. Tiếp tục thực hiện động tác từ 10-15 phút mỗi ngày ở bất kỳ nơi đâu. Bài tập này sẽ giúp rèn luyện khả năng thăng bằng cơ thể, phòng và cải thiện tình trạng tê buồn ở chân. Ngoài ra, đi bộ bằng đầu ngón chân hoặc gót chân mỗi ngày 10-15 phút mỗi ngày cũng giúp máu lưu thông đến các ngón chân và gót chân tốt hơn. Bạn có thể bám vào người thân hoặc điểm tựa chắc chắn để thực hiện.

Để phòng bệnh cơ xương khớp, các chuyên gia khuyến cáo mọi người cần thực hiện chế độ sinh hoạt, thể dục thể thao, lao động hợp lý. Chẳng hạn, khi ngồi máy tính nhiều, phải tập các động tác cổ, ngửa, nghiêng, quay, ngồi phải thẳng lưng, đôi khi phải đứng dậy đi lại vận động để làm dịch khớp lưu thông, tránh hiện tượng quánh dịch khớp gây đau khớp. Đồng thời, giúp kích thích sản xuất các thành phần khác trong ổ khớp như axit hyaluronic, glucosamin.

Mọi người nên bổ sung chất dinh dưỡng cho khớp từ sớm để tránh thoái hóa khớp tiến triển. Người mắc bệnh khớp cần dùng thuốc bổ sung các thành phần trong ổ khớp như collagen, axit hyaluronic, glucosamin và một số yếu tố vi lượng khác. Khi dùng cần tham khảo ý kiến bác sỹ.

Theo GĐ&XH


Đau xương khớp


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.