Nguy cơ tử vong cao vì Ecoli kháng thuốc

Bình thường, khuẩn Ecoli sống cộng sinh trong ruột, tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, nếu không may nhiễm phải khuẩn Ecoli kháng thuốc, khuẩn Ecoli đặc biệt thì khuẩn này sẽ sinh độc tố, gây bệnh cảnh nặng nề, thậm chí tử vong nếu không kịp thời điều trị.

Bình thường, khuẩn Ecoli sống cộng sinh trong ruột, tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, nếu không may nhiễm phải khuẩn Ecoli kháng thuốc, khuẩn Ecoli đặc biệt thì khuẩn này sẽ sinh độc tố, gây bệnh cảnh nặng nề, thậm chí tử vong nếu không kịp thời điều trị.

20 - 25% khuẩn Ecoli kháng thuốc

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tại Việt Nam, tỉ lệ nhiễm ecoli là rất lớn. Tuy nhiên, trong ruột thì có tới 90% vi khuẩn là ecoli cộng sinh với cơ thể, giúp tiêu hóa thức ăn. Còn không may nhiễm phải các chủng ecoli khác thì độc tố từ vi khuẩn này sinh ra rất mạnh, có thể gây bệnh nguy hiểm, thậm chí nhiễm trùng huyết, tử vong.
 
Bệnh nhân tiêu chảy nặng điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư. Ảnh: H.Hải
Bệnh nhân tiêu chảy nặng điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư. Ảnh: H.Hải

Đáng nói, tỉ lệ ecoli kháng thuốc cũng rất cao. Khoảng 20 - 25%. Trên thế giới đã từng có những vụ dịch tiêu chảy do ecoli kháng thuốc với tỉ lệ tử vong cao tại Thụy Điển, Đức. Tại Việt Nam, các khuẩn ecoli kháng thuốc này cũng tìm thấy và trong thực tế điều trị, tỉ lệ tử vong không cao như ở các nước châu Âu.

Tiến sĩ Phan Văn Ca, Phó trưởng Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết, Ecoli thường sống cộng sinh trong đường ruột, là nhóm có ích. Trong khi đó chủng gây bệnh là loại sống ngoài ngoại cảnh, vùng nước bẩn, sông rạch nhiễm phân của súc vật. Khi đó, người ăn phải thức ăn có vi khuẩn đấy vào đường ruột, nó sẽ phát triển gây độc tố.

Đáng nói, khuẩn Ecoli có một số tuýp gây bệnh rất nặng. Cụ thể có loại có độc tố  giống như tả gây bệnh rất nặng; Thứ hai là gây bệnh biểu hiện giống lỵ; Thứ ba là gây tiêu chảy lẫn máu như lỵ amip. 

Mức độ kháng thuốc của ecoli hiện ở mức trung bình. Theo số liệu giám sát trong năm 2012 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tỷ lệ kháng ampicilin (loại thuốc kháng sinh dùng chủ yếu trước đây trong điều trị ecoli) lên tới 81,4%. Kháng sinh hay sử dụng khác là ceftriaxone thì cũng kháng đến gần một nửa, tương tự với ciprofloxacin tỷ lệ kháng 44%. Đặc biệt với Tetracycline, tỉ lệ kháng thuốc lên tới 85,8%.

Cảnh giác khi đi ngoài kéo dài

Sự việc bé 1 tuổi tử vong vì nhiễm khuẩn Ecoli kháng thuốc khiến không ít người giật mình bởi với nhiều người, tiêu chảy thì ai chẳng bị và ít nghĩ tới việc tới viện.

Theo ThS.BS Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ, với trẻ nhỏ mà nhiễm khi khuẩn này thường liên quan đến bệnh viện hoặc người lớn truyền cho. Bởi khuẩn ecoli dễ lây qua đường tiêu hóa (nói nôm na là đường phân - miệng). Trẻ nhỏ đang ở tuổi uống sữa, việc pha chế không vệ sinh, không rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi pha sữa, ecoli có thể từ tay người lây truyền vào sữa, gặp môi trường này sẽ phát triển.

“Tuy nhiên cũng cần phải khẳng định lại, trong ruột chúng ta đã có nhiều ecoli cộng sinh, nhưng cơ thể có thể nhiễm một số chủng ecoli sinh độc tố mạnh hơn bình thường. Một số chủng ngoài gây tiêu chảy còn sinh độc tố gây nhiễm độc thần kinh, gây suy thận, tán huyết… đe dọa tính mạng người bệnh. Lúc này, nếu không có biện pháp hồi sức tích cực, lọc máu thì bệnh nhân sẽ tử vong”, BS Hà nói.

TS Ca cho biết, khi nhiễm chủng ecoli gây tiêu chảy, về mặt phân biệt không có sự khác biệt giữa tiêu chảy do khuẩn ecoli kháng thuốc hay không kháng. Người bệnh bị đi ngoài, có thể nhiều lần trong ngày, kèm theo sốt hoặc không sốt. Trừ khi nhiễm các chủng ecoli sinh độc tố mạnh với những biểu hiện nặng nề khác ngoài tiêu chảy thì mọi người lại cảnh giác trong điều trị.

“Khuẩn Ecoli kháng thuốc có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Việc điều trị vẫn có hiệu quả nhờ phối hợp thuốc ở những trường hợp phát hiện sớm. Còn vào viện khi đã muộn, trong tình trạng sốc không hồi phục thì điều trị rất khó khăn, nguy cơ tử vong cao”, TS Kính nói.

Theo tiến sĩ Ca, tất cả các trường hợp tiêu chảy sau 3 ngày điều trị mà triệu chứng không thuyên giảm thì nghĩ ngay đến kháng thuốc và cần phải tìm căn nguyên và làm kháng sinh đồ, để xác định xem kháng gì, thuốc gì còn nhạy cảm để điều trị được. Với các thể kháng thuốc thì phải phối hợp các thuốc để điểu trị. Trường hợp đa kháng thuốc thì thực sự là thách thức. Tỷ lệ tử vong do ecoli cũng thấp, dưới 1%, vì thế, người dân không nên quá lo lắng nhưng cũng không được chủ quan, khi bị đi tiêu chảy, cần đi khám để được xác định và điều trị sớm.

Người dân cũng cần lưu ý, vi khuẩn Ecoli lây qua đường phân miệng, tay bẩn do sau vệ sinh không rửa xà phòng, rau quả tưới bằng phân tươi, rửa không sạch ăn phải… vì thế việc thực hiện vệ sinh cá nhân, ăn chín uống sôi là rất quan trọng để phòng bệnh.

Theo Dân Trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.