- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nhận biết và xử trí sốc nhiệt
Thời gian gần đây, thời tiết nắng nóng dữ dội mà vợ chồng tôi do công việc phải thường xuyên làm ngoài trời.
Thời gian gần đây, thời tiết nắng nóng dữ dội mà vợ chồng tôi do công việc phải thường xuyên làm ngoài trời.
Sốc nhiệt là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể trên 40oC và kèm theo rối loạn chức năng thần kinh (rối loạn ý thức, hôn mê, co giật).
Sốc nhiệt có thể hay gặp ở người già, cơ thể suy nhược, trẻ em, người có bệnh tim mạch, bệnh thần kinh hay các rối loạn nội tiết.
Ở người trẻ khỏe mạnh với hệ điều hòa nhiệt độ bình thường có thể gặp sốc nhiệt do phơi nhiễm với nhiệt độ môi trường tăng cao và do sự sinh nhiệt lúc thể dục, gắng sức.
Khi bị sốc nhiệt, nhiệt độ cơ thể có thể lên đến 40oC. Da nóng và khô (toát mồ hôi hiện diện trong một nửa các trường hợp của say nóng lúc hoạt động).
Các dấu hiệu sớm gồm: mệt, đau đầu, khó thở, đỏ mặt, nôn mửa. Ngoài ra còn có thể bị các biểu hiện như: rối loạn tim mạch, rối loạn hô hấp, rối loạn thần kinh trung ương...
Khi bị sốc nhiệt, cần xử trí đúng và ngay lập tức sẽ giúp nạn nhân thoát khỏi nguy hiểm.
Cách xử trí như sau: Đưa bệnh nhân ra khỏi môi trường nóng, cởi bỏ quần áo, chuyển tới nơi bóng râm. Làm mát ngay tức thì và hỗ trợ suy chức năng cơ quan bằng cách phủ khăn mát hay vẩy nước mát lên người nạn nhân. Bật quạt cho thoáng khí.
Cho nạn nhân uống nước mát hoặc các loại đồ uống không có cồn và cafein khác nếu có thể uống được. Tiến hành hồi sinh tim phổi (CPR) nếu người bệnh mất ý thức và không thấy có dấu hiệu tuần hoàn như tự thở, ho và cử động.
Sốc nhiệt hoàn toàn có thể phòng tránh được, hiểu biết về những rối loạn do sốc nhiệt giúp chúng ta giảm được tỷ lệ bệnh tật và tỷ lệ tử vong.
Cụ thể những việc cần làm: Mỗi cá nhân đều phải tự rèn luyện để thích nghi với nóng, lập thời gian làm việc hoặc luyện tập thể lực vào lúc mát trong ngày, giảm bớt công việc vào lúc thời tiết quá nóng.
Uống đủ nước. Khi có các bệnh lý nguy cơ thì không được làm việc trong điều kiện thời tiết quá nóng. Mặc quần áo rộng, nhẹ, thoáng và sáng màu.
Theo Sức khỏe đời sống
- Sức khỏe1 giờ trướcChiều 26/, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa phẫu thuật thành công một khối u lớn vùng hạ họng thanh quản, gây bít tắc đường thở vô cùng khó và hiếm gặp.
- Sức khỏe3 giờ trướcBV Hữu nghị Việt đức tiếp nhận bệnh nhân N.T.H (20 tuổi, đến từ Bắc Ninh) cấp cứu vì mù mắt sau tiêm filler tại spa.
- Sức khỏe6 giờ trướcNhiều năm kết hôn, người phụ nữ Hà Nội vẫn không có kinh nguyệt và rất sợ mỗi khi gần gũi chồng, sau không chịu nổi áp lực phải ly hôn.
- Sức khỏe9 giờ trướcUng thư khoang miệng là một tổn thương ác tính xuất hiện tại vùng khoang miệng bao gồm: lưỡi, lợi hàm dưới, niêm mạc má, sàn miệng, lợi hàm trên, khẩu cái và môi.
- Sức khỏe19 giờ trướcLưỡi màu sẫm, khô, nhợt nhạt, kèm các đốm ứ sẫm có rêu mỏng, nhầy đều là những dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư nguy hiểm bạn cần chú ý.
- Sức khỏe23 giờ trướcSau sự cố, bệnh nhân được giới thiệu sang điều trị tại một spa khác khiến tình trạng thêm trầm trọng.
- Sức khỏe1 ngày trướcCác nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng làn da của phụ nữ lão hóa nhanh hơn nam giới là do sự mất mát collagen ở người phụ nữ diễn ra nghiêm trọng hơn.
- Sức khỏe1 ngày trướcBé nhập viện với vết thương ở lưỡi bị rách phức tạp và chảy nhiều máu.
- Sức khỏe1 ngày trướcNếu bạn thuộc một trong những nhóm người dưới đây thì khả năng bị nhồi máu não từ sớm là rất cao.
- Sức khỏe1 ngày trướcTỷ lệ nữ giới mắc bệnh phụ khoa đang ngày càng gia tăng nhiều hơn nên việc phát hiện ra bệnh từ sớm đóng vai trò vô cùng quan trọng.