Nhìn dây rốn thai nhi khi mổ đẻ, bác sĩ thảng thốt: “Sao bé có thể nghịch tới mức này?”

Ca sinh mổ này khiến chính bác sĩ cũng ngỡ ngàng.

Ca sinh mổ này khiến chính bác sĩ cũng ngỡ ngàng.

Ca sinh mổ được ghi nhận tại một bệnh viện nhân dân ở Hồ Nam, Trung Quốc. Cô Lí đến từ tỉnh Quý Châu đến bệnh viện sinh con vào ngày 1 tháng 4 vừa qua.

Theo bà mẹ này cho biết, ngày mùng 1 tháng 4 cũng đúng là ngày dự sinh của chị và chị nhận  thấy dấu hiệu đau bụng. Sau khi đến bệnh viện và được thăm khám, bác sĩ bất ngờ nhận thấy nhịp tim của thai nhi có sự thay đổi đột ngột. Nhịp tim thai bình thường của thai nhi là 110-160 lần/phút nhưng tại thời điểm đó, nhịp tim em bé giảm xuống còn khoảng 50 lần/phút.

Dây rốn của thai nhi bị xoắn tới 35 vòng. 

“Hiện tượng nhịp tim thai nhi giảm có thể do em bé bên trong tử cung bị thiếu oxy và  dây rốn có thể là nguyên nhân chính như dây rốn xoắn, thắt nút hoặc bị vướng… và trường hợp này cần phẫu thuật cấp cứu ngay. Nếu không được cấp cứu kịp thời, thai nhi có thẻ bị thiếu máu cục bộ và thiếu oxy khiến bé bị chết lưu trong bụng mẹ.” bác sĩ giàu kinh nghiệm Zouquan Li – phó giám đốc bệnh viện cho biết và bà cũng đã quyết định sẽ mổ đẻ ngay lập tức cho sản phụ Lí.

Ngay sau đó, e-kíp mổ đẻ gồm bác sĩ sản phụ khoa, bác sĩ gây mê và đội ngũ nhân viên tại bệnh viện đã cùng hợp tác để ca sinh mổ diễn ra nhanh nhất có thể.

Khi ca sinh mổ diễn ra, bác sĩ đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy dây rốn của thai nhi và lắc đầu thắc mắc: “Sao bé có thể nghịch tới mức này?”. Dây rốn của bé đã bị xoắn rất nhiều vòng và khu vực da xung quanh rốn đã bị tím lại. Khi kiểm tra, y tá cho biết dây rốn này đã bị xoắn tới 35 vòng.

Em bé ngay sau khi đưa ra khỏi bụng mẹ đã được đưa tới phòng cấp cứu cho trẻ sợ sinh và may mắn sau thời gian cấp cứu, các chỉ số sức khỏe đã trở lại bình thường.

Bác sĩ mổ đẻ cho chị Lí cho biết đây là trường hợp xoắn dây rốn đặc biệt nếu không được mổ đẻ kịp thời có thể gây ra thảm họa. Vị bác sĩ này cũng cho hay hiện tượng xoắn dây rốn ở thai nhi khá phổ biến nhưng chỉ là một vài vòng, trường hợp đặc biệt là khoảng 20 vòng nhưng trường hợp này lên tới 35 vòng thì vô cùng hiếm gặp.

Dây rốn được coi là đơn vị vận chuyển máu, dinh dưỡng và oxy từ mẹ đến thai nhi. Khi dây rốn bị xoắn quá mức hoặc bị thắt nút khiến quá trình này bị tắc nghẽn lại khiến thai nhi bị thiếu oxy và trường hợp nặng có thể nguy hiểm cho tính mạng bé.

 

Xoắn dây rốn xảy ra khi số lượng vòng xoắn vượt khỏi giới hạn chịu lực của dây rốn. 

Xoắn dây rốn xảy ra khi số lượng vòng xoắn vượt khỏi giới hạn chịu lực của dây rốn. Lúc này, lực chèn ép dây rốn sẽ gây ra tình trạng thiếu ôxy và dưỡng chất cho thai nhi. Số lượng vòng xoắn có thể dẫn đến những biến chứng đe dọa mạng sống của thai nhi phụ thuộc vào chiều dài dây rốn. Trung bình, dây rốn sẽ chịu được một vòng xoắn cho mỗi 5 cm dây rốn. Bất thường liên quan đến dây rốn là một trong những rủi ro khó lường nhất trong quá trình theo dõi thai.

Với tiến bộ của khoa học, nhiều phương pháp giúp đánh giá sức khỏe thai ra đời, giúp giảm dần những tử vong cho thai nhi. Các phương pháp đó bao gồm siêu âm doppler mạch máu rốn, động mạch não giữa đo các các chỉ số xung động và chỉ số kháng trở mạch máu; hay đo tim thai (nonstress test, stress test). Tuy nhiên, những phương pháp này đều không xác định chắc chắn thai sẽ tử vong nếu như kết quả bất thường. Do vậy, khi có một kết quả ghi nhận bất thường, bác sĩ phải tiến hành thêm phương pháp hỗ trợ khác để tránh việc can thiệp quá mức.

Hiện tại không có phương pháp phòng ngừa hiện tượng xoắn dây rốn. Các mẹ nên chú ý đặc biệt trong 3 tháng cuối nên theo dõi chuyển động của thai nhi và cần đến bệnh viện kiểm tra ngay nếu thấy thai nhi chuyển động bất thường, quá nhiều hoặc quá ít.

Theo Vietnamnet


Trẻ sơ sinh

Thai nhi

dây rốn

mổ đẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.