Nhờ bài kiểm tra đơn giản với móng tay, bạn có thể sớm nhận biết mình có bị ung thư phổi hay không

Bài kiểm tra này hiện đang được nói đến rộng rãi trên phương tiện truyền thông xã hội vì nó có thể giúp bạn phát hiện sớm dấu hiệu ung thư phổi.

Bài kiểm tra này hiện đang được nói đến rộng rãi trên phương tiện truyền thông xã hội vì nó có thể giúp bạn phát hiện sớm dấu hiệu ung thư phổi.

Nếu để ý, bạn sẽ thấy, đôi khi có những thay đổi về hình dạng của ngón tay và móng tay. Ví dụ như móng tay cong, nền móng (lớp mô ở đáy móng tay) mềm đi, lớp da bên cạnh nền móng trở nên sáng bóng và đầu móng tay ngày càng lớn.

Những thay đổi này được gọi là ngón tay dùi trống và thường là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư phổi.

Theo tổ chức Cancer Research, hơn 35% những người bị ung thư phổi tế bào không nhỏ thường có hiện tượng ngón tay dùi trống. 

Nhưng làm thế nào bạn có thể biết liệu bạn có bị ngón tay dùi trống hay không?

Thực tế là có một bài kiểm tra rất đơn giản giúp bạn xác định nguy cơ bị ung thư phổi – đó chính là bài kiểm tra Schamroth hay Nghiệm pháp cửa sổ Schamroth (Schamroth window test). Còn được gọi là nghiệm pháp "khoảng cách kim cương".

Cách thực hiện: 

Ép móng tay của bạn lại với nhau và kiểm tra xem có một cửa sổ ánh sáng hình thoi nhỏ (khoảng cách kim cương) ở giữa chúng hay không.

Kết quả:

Nếu bạn không có "khoảng cách kim cương", có thể bạn đã bị ngón tay dùi trống -  dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư phổi. Trong trường hợp này, bạn được khuyên khuyên nên tới gặp bác sĩ. 

Nhờ bài kiểm tra đơn giản với móng tay, bạn có thể sớm nhận biết mình có bị ung thư phổi hay không-1
Chỉ cần có một cửa sổ ánh sáng nhỏ giữa móng tay là bạn giảm được nỗi lo bị ung thư phổi.

Trong một bài đăng trên trang web của mình, Cancer Research nhấn mạnh: "Ngón tay dùi trống là không bình thường. Nếu bạn bị ngón tay dùi trống và cảm thấy lo lắng, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Họ sẽ chỉ định chụp X-quang ngực để kiểm tra tim phổi của bạn.

Ngón tay dùi trống được cho là hậu quả của tình trạng tích tụ dịch trong các mô mềm ở cuối ngón tay.

Nguyên nhân là lượng máu chảy đến vị trí này nhiều hơn so với bình thường. Nhưng chúng ta vẫn chưa hoàn toàn hiểu tại sao lại như vậy. Có thể khối u đã sản sinh ra các hóa chất hoặc hormone đặc biệt".

Đầu năm nay, một phụ nữ tên Jean Williams Taylor đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi sau khi chia sẻ bức ảnh chụp móng tay của mình lên Facebook.

Cô tiết lộ, sau khi đăng ảnh, bạn bè lập tức hối thúc cô đi khám. Jean ban đầu nghĩ rằng, đề nghị kiểu đó "có phần cực đoan". Nhưng sau khi đến gặp bác sĩ và trải qua nhiều cuộc kiểm tra, cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ở cả 2 phổi.

Nhờ bài kiểm tra đơn giản với móng tay, bạn có thể sớm nhận biết mình có bị ung thư phổi hay không-2
Jean Williams Taylor đã chia sẻ một bức ảnh về móng tay cong của cô trên mạng và sau đó được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi (Ảnh: Facebook)

Jean viết trên trang Wigan Today: "2 tuần trước, tôi đã đăng bức ảnh này lên trang nhà của mình để hỏi liệu có ai nhìn thấy móng tay như thế này không. Mọi người giục tôi đi bác sĩ. Có vẻ hơi cực đoan rồi – tôi đã nghĩ như vậy...

Tôi vội vàng đi xét nghiệm máu và chụp X-quang ngực. 2 ngày sau tôi, nhận được một cuộc gọi điện thoại yêu cầu đi chụp CT, 2 ngày sau nữa là chụp PET và thêm một số xét nghiệm máu. Ngày tiếp theo là kiểm tra hơi thở trên phổi và chụp tim, rồi chụp MRI, sinh thiết phổi vào hôm sau.

Sau 2 tuần mệt nhoài, hôm qua tôi đã nhận được kết quả... Ung thư ở cả hai phổi !!!!

Khi móng tay của bạn cong lên, nó thường liên quan đến bệnh tim và phổi và thuật ngữ chính thức là 'ngón tay dùi trống'. Tôi đã không hề hay biết… Còn bạn thì sao????

Hy vọng bài đăng này có thể giúp đỡ ai đó đang trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư".

 

Theo Helino

Xem link gốc Ẩn link gốc http://helino.ttvn.vn/helino/nho-bai-kiem-tra-don-gian-voi-mong-tay-ban-co-the-som-nhan-biet-minh-co-bi-ung-thu-phoi-hay-khong-22201928112254809.htm

bệnh ung thư

Ung thư phổi


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.