- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những dấu hiệu phát hiện sớm căn bệnh viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân ở trẻ
Bác sĩ lưu ý với trẻ từ 0 đến 16 tuổi khi có các triệu chứng như vàng da, tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi cần được đưa tới bệnh viện khám để được chỉ...
Căn bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân đang trở thành nỗi lo mới với thế giới sau khi xuất hiện tại nhiều quốc gia.
Bác sĩ Nguyễn Phạm Anh Hoa, Trưởng khoa Gan mật (Bệnh viện Nhi trung ương) cho biết, đến nay vẫn chưa xác định được nguồn lây, yếu tố dịch tễ cũng như nguyên nhân của căn bệnh viêm gan cấp tính mới. Khả năng bệnh sẽ xâm nhập vào nước ta là hoàn toàn có thể.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, từ đầu tháng 5/2022, Bệnh viện Nhi trung ương đã tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca viêm gan chưa rõ nguồn gốc. Bệnh viện cũng đã xây dựng các bộ câu hỏi ghi nhận, sàng lọc bệnh nhân có biểu hiện nghi vấn.
Theo bác sĩ Nguyễn Phạm Anh Hoa, các bệnh nhân ở phòng khám nếu có triệu chứng nghi ngờ sẽ làm xét nghiệm liên quan để xác định tổn thương gan. Tùy từng bệnh nhân sẽ làm xét nghiệm chuyên sâu hơn để tiếp cận chẩn đoán, can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, hiện bệnh viện chưa ghi nhận trường hợp bất thường, có tổn thương viêm gan cấp tính.
Để tăng cường giám sát, phát hiện sớm căn bệnh viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân ở trẻ, trong quá trình thăm khám tại bệnh viện, các bác sĩ đã khai thác thêm thông tin, cố gắng phát hiện các dấu hiệu sớm, triệu chứng nghi ngờ trẻ mắc viêm gan bí ẩn, nhất là với trẻ có các dấu hiệu nôn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, trẻ có hiện tượng viêm gan hay không (dựa vào xét nghiệm men gan) hoặc trẻ có dấu hiệu tiểu vàng, mắt vàng, suy gan tối cấp...
Do chưa biết rõ căn nguyên lây bệnh, đường lây truyền, nên theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, cách duy nhất để bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh này là ngăn chặn ngay từ các tác nhân đã ghi nhận. Nếu tổn thương lây qua đường vi rút như Adeno thì có thể lây qua giọt bắn, chất thải, và bề mặt tiếp xúc, do đó, cần tăng cường vệ sinh cá nhân, bảo đảm nguồn nước sạch, vệ sinh môi trường, xử lý chất thải, vệ sinh bề mặt và sử dụng đồ dùng cá nhân riêng như: Ca, cốc, thìa, khăn mặt… Ngoài ra, để phòng bệnh, người dân cần bảo đảm ăn chín, uống sôi, sử dụng nước sạch…
Bác sĩ Nguyễn Phạm Anh Hoa đưa ra khuyến cáo, với trẻ từ 0 đến 16 tuổi, khi có các triệu chứng sau cần đưa tới bệnh viện để thăm khám: Trẻ sốt nhẹ, buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, có dấu hiệu vàng da. Ban đầu, vàng da có thể xuất hiện ở củng mạc mắt. Sự thay đổi màu sắc này dễ dàng nhận biết dưới ánh sáng mặt trời.
Bác sĩ cũng lưu ý các bậc phụ huynh cũng không nên quá hoang mang, lo lắng và tìm kiếm các phương pháp xét nghiệm, điều trị truyền miệng. Với các trường hợp nghi ngờ, nguy cơ cao bác sĩ sẽ có chỉ định xét nghiệm, điều trị phù hợp.
Để tăng cường các biện pháp phòng bệnh, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng yêu cầu các địa phương tập trung vào hoạt động tiêm chủng vaccine viêm gan B cho trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi và các đối tượng có nguy cơ cao, bảo đảm an toàn và đạt tỷ lệ bao phủ theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Theo VTV
-
Sức khỏe1 giờ trướcĐể chạm đến sự trường thọ thì bản thân chúng ta phải là người chủ động điều chỉnh những thói quen sinh hoạt của mình.
-
Sức khỏe1 giờ trướcChắc chắn đây là "hung tin" mà phụ nữ cần nắm rõ, tránh già nhanh từ trong ra ngoài.
-
Sức khỏe12 giờ trướcKhác với cảm, cúm A có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Cúm có xu hướng thành dịch trong thời gian gần đây, bất cứ ai từ trẻ nhỏ đến người lớn đều không thể chủ quan. Đã có bệnh nhân biến chứng nặng và tử vong sau khi mắc cúm A.
-
Sức khỏe12 giờ trướcNhững thói quen ăn uống này cực kỳ gây hại cho dạ dày nói riêng và sức khỏe đường tiêu hóa nói chung.
-
Sức khỏe15 giờ trướcTrước đây cao huyết áp chỉ xuất hiện ở người trên 65 tuổi thì hiện tại nhiều người từ 35 đến 55 tuổi đã mắc bệnh này thậm chí khi biến chứng nặng mới được phát hiện.
-
Sức khỏe17 giờ trướcNgày 8/8, thông tin từ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định TPHCM cho biết, tại đây vừa tiếp nhận 5 trường hợp bị ngộ độc methanol do uống rượu pha từ cồn rửa tay. Các nạn nhân cấp cứu trong tình trạng nặng, có trường hợp phải hồi sức tích cực.
-
Sức khỏe20 giờ trướcKhoai lang tím giảm cân rất tốt, thậm chí, bột cũng có tác dụng cho người tăng huyết áp.
-
Sức khỏe20 giờ trướcChỉ cần hấp thụ đủ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn là có thể đạt được ngũ hành, ngũ tạng hài hòa, từ đó bồi bổ cơ thể và nuôi dưỡng tuổi thọ.
-
Sức khỏe21 giờ trướcKhác với cảm, cúm A có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Cúm có xu hướng thành dịch trong thời gian gần đây, bất cứ ai từ trẻ nhỏ đến người lớn đều không thể chủ quan. Đã có bệnh nhân biến chứng nặng và tử vong sau khi mắc cúm A.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgoài "tắm sau bữa ăn", có 2 việc cũng không nên làm sau bữa ăn để đề phòng nhồi máu não, nhất là đối với người trung niên và người già bị cao huyết áp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgày 7.8, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất cho biết bệnh viện vừa ghi nhận 1 ca tử vong do sốt xuất huyết. Bệnh nhân ngụ tại xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, bị sốt và tự điều trị tại nhà.
-
Sức khỏe1 ngày trướcUống phải rượu giả, rượu pha cồn công nghiệp có thể khiến nạn nhân gặp nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, triệu chứng của nó dễ nhầm với say rượu thông thường.
-
Sức khỏe1 ngày trướcChỉ cần hấp thụ đủ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn là có thể đạt được ngũ hành, ngũ tạng hài hòa, từ đó bồi bổ cơ thể và nuôi dưỡng tuổi thọ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcLiên tiếp những ngày qua, nhiều ngày trên cả nước ghi nhận hơn 2.000 ca mắc COVID-19 mới. Số ca nặng phải nhập viện thở oxy cũng tăng.