Những dấu hiệu thay đổi của cơ thể sau khi uống trà sữa cảnh báo có thể bạn đã bị ngộ độc

Đừng chủ quan, vì chỉ một dấu hiệu nhỏ cũng có thể đang cảnh báo cơ thể bạn bị ngộ độc.

Liên tục các vụ ồn ào về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với trà sữa được phát hiện. Việc chúng ta nhận biết các dấu hiệu cảnh báo bị dị ứng trà sữa cũng như cách sơ cứu kịp thời là vô cùng quan trọng. Đừng chủ quan, vì chỉ một dấu hiệu nhỏ cũng có thể đang cảnh báo cơ thể bạn bị ngộ độc.

Mới đây, sự việc một bé gái tử vong bị nghi ngờ do ngộ độc trà sữa  đã khiến dư luận vô cùng xôn xao. Trong hơn 2 tuần được các bác sĩ tích cực điều trị cứu chữa nhưng em vẫn không qua khỏi. Thông tin này đã khiến người dân cực kỳ hoang mang về độ an toàn khi uống trà sữa, đặc biệt là các tín đồ trà sữa. Vậy làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm do trà sữa? Những ai nên cẩn thận khi uống trà sữa?

Những dấu hiệu thay đổi của cơ thể sau khi uống trà sữa cảnh báo có thể bạn đã bị ngộ độc-1
Nên biết rõ dấu hiệu bị ngộ độc trà sữa để đối phó kịp thời

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc trà sữa

Đối với người bị ngộ độc thực phẩm, triệu chứng dễ nhận thấy đầu tiên là đau bụng và tiêu chảy. Các dấu hiệu và triệu chứng đi kèm phổ biến khác có thể bao gồm tiếng ùng ục trong bụng hoặc đầy hơi và chướng bụng. Đối với người già hoặc trẻ em, triệu chứng thường nặng hơn vì hệ miễn dịch yếu.

Người bị nhiễm độc có triệu chứng buồn nôn và nôn ngay. Sau khi nôn hết thực phẩm đã ăn/uống trước đó, thì người bệnh tiếp tục có dấu hiệu nôn khan liên tiếp sau vài giờ, không ăn gì cũng nôn. 

Một triệu chứng phổ biến khác của ngộ độc thực phẩm là chóng mặt hoặc đầu óc quay cuồng. Triệu chứng này cũng có thể kéo dài trong vài giờ, cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu nóng lên và sẽ có các triệu chứng như cúm sau khi bị ngộ độc thực phẩm. Nếu các biểu hiện này diễn ra nhiều lần sẽ dẫn tới hiện tượng mất nước và chất điện giải, có thể đe dọa đến tính mạng.

Những dấu hiệu thay đổi của cơ thể sau khi uống trà sữa cảnh báo có thể bạn đã bị ngộ độc-2
Những triệu chứng của ngộ độc trà sữa sẽ ngày càng nặng hơn, thậm chí gây tử vong nếu không cứu chữa kịp thời

Những ai không nên uống nhiều trà sữa?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trà sữa - một thức uống được nhiều người yêu thích nhất, đặc biệt là các bạn trẻ lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe.

Trà sữa mà chúng ta hay uống thường không chứa sữa cũng không có trà. Thành phần chính của chúng là kem béo pha lẫn bột trà cùng các chất phụ gia khác như hương liệu tinh dầu thơm, bột pha màu… Đây là những thành phần chứa một lượng lớn đường, chất béo bão hòa và acid béo chuyển hóa rất không tốt cho sức khỏe con người. Chính vì vậy, tất cả mọi người nên hạn chế uống trà sữa, đặc biệt là những người mắc chứng bệnh béo phì, tiểu đường, những người thiếu dinh dưỡng. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trà sữa có thành phần kem béo - thành phần có lượn axit béo chuyển hóa rất lớn. Tuy nhiên, ngoài tác hại gây béo phì thì chất này còn gây ảnh hưởng đến chất lượng của tinh binh cũng như sự linh hoạt của chúng, làm tăng thêm nguy cơ vô sinh ở nam giới. Vì vậy, đối với phái mạnh, trà sữa là thức uống nên tránh xa.

 

Những dấu hiệu thay đổi của cơ thể sau khi uống trà sữa cảnh báo có thể bạn đã bị ngộ độc-3

Đối phó thế nào khi bị ngộ độc trà sữa?

Khi phát hiện người bị dị ứng trà sữa, trước hết hãy nhanh chóng cấp cứu bằng cách lấy 1 thìa bột vitamin C hòa chung với 1 ly nước và cho người bệnh uống.

Khi thấy các triệu chứng ngộ độc đã thuyên giảm, trong ít nhất 4 ngày sau đó, không cho người bệnh ăn các thực phẩm như trứng, đồ ăn có pha trứng, đồ uống đậm màu như coca, lúa mỳ, trà, chocolate, sữa, sản phẩm từ sữa, cà chua và các trái cây chua.

Nếu thấy các triệu chứng không thuyên giảm, hãy đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Theo Thethaovanhoa


ngộ độc

trà sữa

uống trà sữa


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.