Những người có dấu hiệu sau đây nên nói không với bún

Rất nhiều người đã coi món bún là thực phẩm thứ hai sau cơm mà không biết bún là món ăn rất nhiều nguy cơ gây bệnh.

Rất nhiều người đã coi món bún là thực phẩm thứ hai sau cơm mà không biết bún là món ăn rất nhiều nguy cơ gây bệnh.

Bún là món dễ ăn, tiện lợi, được nhiều người lựa chọn, nhất là trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên vừa qua, khi siêu âm nội soi cho các bệnh nhi, bác sĩ nhiều lần tìm thấy những sợi bún, sợi phở trong đường tiêu hoá của các cháu vẫn còn nguyên.

Trong khi theo lý thuyết, bún và phở sẽ phải tiêu hoá nhanh như cơm vì đều là tinh bột. Nhưng những trường hợp đến khám này lại hoàn toàn ngược lại.

Theo thông tin từ bệnh viện K, rất nhiều bệnh nhân bị viêm loét dạ dày thường đi khám tái đi tái lại. Nhiều ý kiến rằng bún chính là một trong những nguyên nhân có thể khiến đau dạ dày.

Cũng theo các bác sĩ, trong quá trình làm bún, người làm bún có sử dụng các chất chua và một số chất tạo nên sợ bún dai, lâu thiu... và không ai biết chất này là gì. Vì vậy, các bậc cha mẹ không nên cho trẻ nhỏ ăn, ngay cả người lớn cũng nên hạn chế ăn bún, nhất là những người có bệnh lý về tiêu hoá.

Tuy là món ăn sáng ưa thích của nhiều người, nhưng với những người có dấu hiệu sau đây nên nói không với bún:

Người bị dạ dày, đại tràng

Bún là nhóm thức ăn không thích hợp với những người có bệnh ở đường tiêu hóa. Nguyên do là vì bún được làm từ bột gạo, ngâm với nước trước khi làm khoảng 1 ngày để bột nở ra. Trong thời gian này sẽ có quá trình lên men của tinh bột, vì thế khi ăn người bệnh dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, hại dạ dày. Do vậy, những người bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày tá tràng không nên ăn bún.

Không tốt cho trẻ nhỏ

Bún, mì là món ăn nhanh, dễ chế biến nhất là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, người sản xuất bún thường cho hóa chất trong quá trình chế biến. Nếu trẻ nhỏ thường xuyên ăn bún sẽ ảnh hưởng tới đường tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ. Vì vậy, tốt nhất không nên cho trẻ ăn bún quá sớm, hoặc hạn chế món này với trẻ.

Người bị ốm, sốt

Người bị ốm, sốt nên ăn những món ăn nhẹ như cháo đỗ xanh, cháo thịt, hoặc soup để giảm gánh nặng cho đường tiêu hoá. Nên hạn chế ăn bún vì lúc này có thể đang yếu, ăn bún vào rất dễ bị lạnh bụng, khó tiêu và đi ngoài.

Phụ nữ sau sinh

Phụ nữ sau sinh cũng là đối tượng được khuyên không nên ăn bún, bởi bún được làm từ gạo ngâm nở chua,và các hóa chất đi kèm được người sản xuất sử dụng để chế biến sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hoá của cơ thể người mẹ và bé.

Cách chọn bún không hóa chất

Theo các chuyên gia, không có thực phẩm nào là tốt hay xấu đặc biệt, điều quan trọng phải biết lựa chọn nguyên liệu sạch và sử dụng cho đúng cách. Đối với món bún khi chọn mua cần lưu ý những điều sau đây:

Bún sạch được làm từ gạo nguyên chất sẽ có màu trắng đục, thậm chí rất đục như màu cơm. Còn bún được tẩy trắng bằng hóa chất sẽ có màu trắng sáng, óng. Khi mua bún, người tiêu dùng nên dùng đèn cực tím như đèn soi tiền chiếu vào, nếu thấy bún phát sáng thì không nên mua.

Thông thường, bún được cho hàn the thường giòn, dai, trong khi bún sạch sẽ dễ bị nát, đứt gãy khi sờ vào. Vì vậy, khi đi mua bún, ngoài việc chú ý màu sắc, người tiêu dùng nên dùng tay sờ thử để xem bún có dễ nát, đứt gãy và cảm giác hơi dính hay không. Nếu có những dấu hiệu này thì đó là bún sạch. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng có thể dùng que thử hoặc dùng bột nghệ cho vào, nếu thấy bún chuyển sang màu xám thì trong đó có chứa hàn the.

Theo GĐXH



bún


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.