Những quy tắc cần nhớ sau khi đi mưa về để không bị ốm

Đây là kinh nghiệm hữu ích giúp bạn đọc bảo vệ sức khỏe, tránh ốm đau khi thường xuyên đối mặt với những ngày mưa ẩm ướt.

Đang mùa mưa bão nên khi đi ra đường những ngày này bạn rất dễ gặp mưa. Đặc biệt nếu ai yếu người, sau khi dầm mưa thì nhiễm lạnh, sinh ốm là điều khó tránh khỏi.

>> Thói quen nội trợ tưởng sạch hóa bẩn, tưởng cẩn thận hóa ra chuốc họa

Sau đây là các quy tắc hậu đi mưa giúp bạn đọc bảo vệ sức khỏe, tránh ốm đau khi thường xuyên đối mặt với những ngày mưa ẩm ướt:

Tắm nước ấm và lau khô người

Sau khi đi mưa, cơ thể của chúng ta thường bị dính nước, ngấm nước mưa, người lạnh và nhớp nháp rất khó chịu. Nên tốt nhất, sau khi về nhà bạn nên tắm nước ấm vừa để giúp cơ thể ấm lên, vừa để loại bỏ những bụi bẩn, vi khuẩn và các yếu tố gây bệnh theo nước mưa bám vào người.

Trong trường hợp chưa tắm ngay được thì việc trước tiên là phải lau khô người và thay quần áo.


 Nên uống trà nóng để giải cảm

Làm ấm cơ thể từ bên trong

Ngoài việc làm ấm cơ thể bên ngoài, người đi mưa về nên uống trà gừng, trà nóng, chút mật ong hoặc đơn giản chỉ là một cốc nước ấm để ấm người ấm cả bên trong. Ngoài ra, một chút dầu gió lên hai bên thái dương hoặc sau gáy cũng rất tốt. Điều này không chỉ có tác dụng chống lạnh tạm thời mà nó chính là phương pháp ngăn chặn các căn bệnh do mưa lạnh.

Tránh ăn uống hoặc tiếp xúc những đồ vật lạnh

Đi mưa về cơ thể thường bị nhiễm lạnh, nếu tiếp tục ăn/uống đồ lạnh hoặc đứng trước quạt hay vào phòng điều hòa ngay thì rất dễ lạnh càng thêm lạnh khiến nguy cơ mắc bệnh càng tăng cao.

Tránh xa các vật có nguy cơ nhiễm điện

Sau khi dính mưa trở về, tay còn đang ướt thì tốt nhất bạn không nên cầm điện thoại hoặc tiếp xúc với các vật có khả năng nhiễm điện nhất là khi đang có sấm sét.

Bởi lẽ những vật đó sẽ khiến bạn có nguy cơ bị sét “để ý” gây nguy hiểm khôn lường. Tốt nhất chúng ta hãy làm tốt công tác lau khô người và làm ấm cơ thể trước khi bắt đầu những thú vui hay công việc khác.

Xử lý nhanh khi có dấu hiệu cảm lạnh

Đi mưa về, nếu có các biểu hiện như lạnh, hắt hơi, nhức đầu, mệt mỏi, đầy bụng, đi ngoài, sốt nhẹ, bủn rủn chân tay, toát mồ hôi… thì đó chính là những dấu hiệu của cảm lạnh.

Nếu không muốn bệnh nặng hơn, bạn hãy nhanh chóng thực hiện giải cảm bằng một trong các biện pháp sau đây:


Bị mất ngủ - Hãy uống ngay trà gừng!

- Uống trà gừng: Lấy 1 củ gừng tươi 15-20g, rửa sạch, thái lát, đổ 100 ml nước đun sôi 20 phút, thêm đường và uống nóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể đánh gió bằng gừng tươi giã nhỏ, trộn với tóc rối, bọc vào miếng vải thưa, đánh gió (xuôi từ trên xuống và tránh các hạch bạch huyết ở mang tai, nách, háng, bên trong khuỷu tay, khoeo chân) sẽ nhanh giải cảm.

- Xông người bằng thảo dược: Đun sôi một nồi nước to có chứa các loại lá như lá tre, bưởi, sả, cúc tần, hương nhu (mỗi thứ khoảng 20g, tùy nơi mà thay bằng lá chanh, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá gừng, nghệ, ngải cứu, tràm, bạch đàn, đại bi, long não...), rồi trùm chăn xông người khoảng 5-10 phút cho vã mồ hôi. Sau đó lau khô đắp chăn, nằm nghỉ, tránh gió lạnh.

- Ăn cháo nóng: Khi bị cảm lạnh, người bệnh nên ăn cháo hành nóng giải cảm, sẽ vã mồ hôi là cách nhanh đẩy khí lạnh ra khỏi cơ thể, giúp nhanh phục hồi sức khỏe.

Lưu ý sau khi uống nước gừng, đánh gió, ăn cháo hành giải cảm hoặc xông giải cảm cơ thể sẽ vã nhiều mồ hôi, các lỗ chân lông đang mở rộng nên gió dễ nhập vào người, không tốt cho người bệnh. Vậy nên sau khi thực hiện những phương pháp này tốt nhất bạn nên ở trong phòng nghỉ ngơi, tránh ra gió.

Sau một thời gian, nếu triệu chứng cảm lạnh không giảm, lại có nóng sốt cao, đau họng, nôn ói… cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện để được bác sĩ điều trị sớm.

>> Mẹo hay giữ dưa hấu tươi ngon trong nửa năm

V.K (Tintuconline tổng hợp)
Theo VietNamNet


kinh nghiệm tránh cảm lạnh

đi mưa về cần làm gì


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.