- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những sai lầm dùng nước rửa bát "độc khủng khiếp" mà người Việt cần bỏ ngay trước khi khiến cả nhà mang bệnh
Rửa bát là một công việc nhà quen thuộc đối với tất cả mọi người. Công việc này tưởng chừng rất đơn giản xong nếu không cẩn thận, chúng hoàn toàn có thể gây bệnh cho gia đình.
Các chất tẩy rửa như xà phòng rửa bát, bột giặt quần áo, nước rửa tay... là sản phẩm không thể nào thiếu trong các hộ gia đình, nó giúp cho cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn, nhưng đồng thời lại có thể gây bệnh cho gia đình nếu như sử dụng sai cách, thiếu an toàn.
Trong đó, nước rửa bát là sản phẩm quen thuộc nhưng chưa phải ai cũng biết cách dùng đúng. Theo các chuyên gia, sử dụng nước rửa bát theo những sai lầm dưới đây có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe vì vậy người Việt rất nên bỏ ngay.
1. Đổ nước rửa chén trực tiếp vào bát đĩa
Theo chuyên gia trên tờ Kknews, hành động đổ nước rửa chén trực tiếp vào bát đĩa bẩn không làm cho bạn tẩy sạch dầu mỡ hiệu quả mà chỉ khiến chất tẩy rửa bám chặt vào bát đĩa mà thôi. Nếu rửa không sạch, phần chất tẩy rửa này sẽ sót lại trên bát đĩa. Khi ăn vào sẽ ảnh hưởng đến đường ruột, đặc biệt có thể gây tiêu chảy, đau bụng…
Tốt nhất, bạn nên cho một ít nước rửa chén vào khoảng nửa bát nước, sau đó hòa đều cho loãng ra và sử dụng mút rửa như bình thường. Sau khi rửa sạch bát với nước sạch, bạn nên dùng khăn khô lau qua, phơi ở nơi thoáng mát.
2. Dùng quá nhiều chất tẩy rửa
Chuyên gia trên trang Pre cho hay, bạn không nên sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa đối với dụng cụ ăn uống bởi khi không tráng kỹ, chúng sẽ dễ dàng lưu lại trên đĩa và làm ngộ độc cơ thể.
Nhà nghiên cứu y sinh tại Bệnh viện Bumrungrad International, Thái Lan - ông Alfred Spears cho biết: Mỗi lần rửa, chúng ta chỉ cần sử dụng một ít sản phẩm tẩy rửa, tráng qua nước sôi là có thể loại bỏ vi khuẩn và vệ sinh sạch bát đĩa. Ngoài ra, bạn cũng nên nhớ không chọn các sản phẩm có chứa hàn the bởi chúng có khả năng gây ảnh hưởng đến nội tiết, gây biến chứng nguy hiểm về sức khỏe.
3. Ngâm bát, đĩa trong nước rửa bát qua đêm
Để tăng hiệu quả tẩy rửa, nhiều bà nội trợ đã quyết định ngâm bát, đĩa trong nước rửa bát pha loãng qua đêm. Tuy nhiên, việc làm này khiến hóa chất càng ngấm sâu vào trong bề mặt xoong nồi hay các loại bát đĩa. Thậm chí, nếu là đũa, bát bằng gỗ thì hóa chất sẽ ngấm sâu vào từng thớ gỗ, không thể nào rửa sạch hết được.
4. Chỉ tráng qua bát đĩa với 1 lần nước
Việc tráng bát sau khi rửa bằng dung dịch rửa bát chuyên dụng là một khâu khá quan trọng. Thế nhưng, nhiều người lại không quá coi trọng vấn đề này mà chỉ tráng sơ qua 1 lần nước sao cho không còn thấy bọt là được.
Tuy nhiên, hóa chất trong nước rửa nếu không rửa thật kĩ chắc chắn vẫn còn bám trên bề mặt nếu chỉ tráng sơ qua. Không phải cứ hết bọt là bát đĩa đã sạch xà phòng mà chúng ta phải nên tráng đi lại ít nhất 3 lần nước cho sạch. Ngoài ra, bạn cũng nên tráng sạch bát đĩa bằng nước nóng để loại bỏ được hết hóa chất nguy hiểm.
5. Sử dụng chất tẩy rửa khác thay nước rửa bát
Nhiều người nghĩ rằng nước rửa tay, xà phòng giặt quần áo cũng có tác dụng diệt khuẩn vì vậy có thể sử dụng để thay thế đồ rửa bát. Nhưng đây điều hết sức sai lầm, bởi các thành phần hóa học trong xà phòng giặt quần áo có tính tẩy rửa cao, thậm chí có một số chất gây ung thư, vì thế nếu dùng để rửa bát, sẽ rất dễ dẫn đến nhiều nguy cơ gây bệnh như viêm gan, dạ dày, túi mật, giảm sức đề kháng của cơ thể…
Vậy chúng ta nên sử dụng nước rửa bát như thế nào là an toàn?
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội), để sử dụng nước rửa bát an toàn, điều đầu tiên các gia đình cần nhớ đó là phải cọ rửa thật sạch, bởi nếu các chất tẩy rửa còn dính trên bát đĩa, dù là loại có thương hiệu hay không có thương hiệu đều gây nguy hiểm.
Nên nhớ rằng, khi rửa phải đeo bao tay để tránh cho da tay tiếp xúc với nước rửa bát. Đặc biệt không nên dùng các loại nước tẩy rửa khác để thay nước rửa chén bát chuyên dụng. Khi dùng nước rửa chén có biểu hiện ngứa tay cần ngừng lại. Khi mua nước rửa chén, nên lựa chọn sản phẩm uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm định về chất lượng.
Theo Pháp luật và bạn đọc
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe4 giờ trướcBản tin sáng ngày 11/4 của Bộ Y tế cho biết không có ca mắc COVID-19; hơn 37.900 người cách ly phòng chống dịch trên cả nước. Gần 58.300 người Việt Nam đã tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Sức khỏe4 giờ trướcMọi người thường dành thời gian nghỉ cuối tuần để ngủ nướng. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe.
- Sức khỏe15 giờ trướcĐể bảo quản thực phẩm, đặt chúng trong tủ lạnh có lẽ là biện pháp hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, 3 loại củ quả này càng được để trong tủ lạnh thì càng nhanh hỏng.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe16 giờ trướcBản tin chiều 10/4 của Bộ Y tế cho biết có 9 ca mắc COVID-19 ghi nhận tại Kiên Giang. Đây là những ca bệnh nhập cảnh được cách ly ngay. Việt Nam hiện có 2.692 bệnh nhân.
- Sức khỏe1 ngày trướcTheo thông tin từ Bệnh viện 199 (Bộ Công an), mới đây, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân nam, 16 tuổi, bị hôn mê vì sử dụng tinh dầu thuốc lá điện tử.
- Sức khỏe1 ngày trướcGiới chuyên môn cảnh báo, việc sử dụng tinh dầu không đúng cách sẽ dễ gây ra các phản ứng có hại cho con người, nghiêm trọng hơn có thể đe dọa tính mạng.
- Sức khỏe1 ngày trướcSau 3 ngày dùng máy xông tinh dầu đuổi muỗi, cả gia đình ở Hoà Bình phải nhập viện do ngộ độc.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcBản tin chiều 9/4 của Bộ Y tế cho biết có 14 ca mắc COVID-19 tại 5 tỉnh, thành phố. Đây là những ca bệnh nhập cảnh, được cách ly ngay khi nhập cảnh. Việt Nam hiện có 2.683 ca bệnh.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcMột phụ nữ tại Nhật Bản đã trở thành bệnh nhân COVID-19 đầu tiên trên thế giới được ghép phổi từ người hiến tặng còn sống.