Những trường hợp cần đặc biệt chú ý khi ăn quả lê

Quả lê là một loại trái cây rất phù hợp để hỗ trợ giải quyết các vấn đề trong thời tiết thu đông như ho, khát nước, da khô, chảy máu cam... nhưng có những trường hợp cần đặc biệt lưu ý khi dùng.

Tác dụng của quả lê với sức khỏe

Quả lê là một loại quả nhiều nước, vị ngọt mát, thơm ngon và đặc biệt giàu dinh dưỡng. Theo Đông y, lê có vị ngọt, hơi chua, tính lạnh, quy kinh phế, vị.

Lê có các tác dụng nhuận phế lương tâm, tiêu đàm giáng hỏa, chỉ khát giải tửu, lợi đại tiểu trường, chủ trị các chứng thương hàn nóng sốt, ho, suyễn do có nhiệt, đàm, bệnh nhiệt làm tổn thương tân dịch, khát nước, giải rượu sau khi uống rượu.

Các nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy mỗi 100g lê (phần thịt quả) chứa 85% nước và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, chất béo, carbohydrate. Ngoài ra, còn có các khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt, các loại vitamin như vitamin A, B1, B2, C cùng với các axit hữu cơ như axit citric, axit malic.

Nghiên cứu dược lý cho thấy lê chứa các glycosid, tannin có tác dụng nhuận phế, giảm ho, hóa đàm, bổ máu. Thường xuyên ăn lê có thể giảm triệu chứng khô họng đau, khàn tiếng, đờm đặc, táo bón và nước tiểu đỏ, giúp làm dịu triệu chứng, thúc đẩy hồi phục.

Lê còn có tác dụng hạ huyết áp , an thần. Người bị tăng huyết áp, bệnh tim do can dương thịnh hoặc can hỏa vượng có thể ăn lê để giảm huyết áp, giúp giảm chóng mặt, hoa mắt, đánh trống ngực.

Những trường hợp cần đặc biệt chú ý khi ăn quả lê-1Quả lê chứa nhiều nước và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Lê cũng có tác dụng thúc đẩy tiết axit dạ dày, bảo vệ gan, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường cảm giác thèm ăn. Bệnh nhân viêm gan, xơ gan thường xuyên ăn lê có thể cải thiện sự thèm ăn và tinh thần tốt hơn.

Một số món ăn tốt cho sức khỏe từ quả lê

Cháo nước lê

Cháo nước lê được giới thiệu trong sách Thánh huệ phương - một thư tịch cổ Đông y từ thời Bắc Tống, được nhiều y học gia từ xưa đến nay đánh giá cao.

Cách nấu:

Rửa sạch lê, gọt vỏ, bỏ hạt, ép lấy nước để riêng.

Sử dụng vỏ, xác lê và hạt, nấu nước lấy cốt, sau đó thêm gạo vào nấu cháo.

Khi cháo chín, thêm nước lê đã ép và đường trắng vào, đun sôi một lúc rồi ăn. Dùng mỗi ngày 1 lần.
Công dụng: Nhuận phế, hóa đàm, thanh nhiệt , sinh tân dịch... thích hợp với người ho do phế nhiệt hoặc ho khan, khát nước do bệnh nhiệt hoặc sau khi uống rượu.

Quả lê hầm rượu vang đỏ

Cách chế biến: Quả lê (2 quả) gọt vỏ, bỏ phần lõi hạt, thái lát vừa phải. Cho lê vào nồi, đổ rượu vang đỏ (100ml) và đường phèn (50g) vào đun lửa nhỏ khoảng 20 phút.

Công dụng: Món ăn này giúp dưỡng họng, làm da săn chắc, mịn màng.

Lê hầm mật

Cách chế biến : Lê rửa sạch 1kg lê, bỏ hạt, thái lát, ninh nhừ, cho mật ong vừa đủ vào, đun thành dạng cao, đựng trong lọ. Mỗi lần uống 2-3 thìa nhỏ với nước, hoặc nhai ngậm.

Công dụng: Món này dùng rất tốt cho người bị sốt nóng dài ngày, mất nước, khát nước, đái tháo đường, ho ra máu.

Những trường hợp cần lưu ý khi ăn quả lê

- Người có vấn đề tiêu hóa : Quả lê có tính lạnh, lại trợ thấp nên người tỳ vị hư hàn với các biểu hiện như hay đầy bụng, tiêu hóa kém, đi ngoài phân thường lỏng nát, vốn không ăn được đồ lạnh không nên ăn nhiều

- Phụ nữ đang cho con bú: Trường hợp này không nên ăn nhiều quả lê vì trẻ em hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện. Theo Đông y, trẻ nhỏ tỳ vị còn non nớt, nếu mẹ ăn quá nhiều lê là thực phẩm tính hàn, hàn khí có thể theo sữa làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của con.

- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai cũng nên ăn ít hoặc không ăn lê, quá trình mang thai và hình thành phôi thai rất quan trọng, không thể xem nhẹ, những thực phẩm có tính hàn hay cay nóng đều không nên ăn nhiều.

Sau khi sinh, phụ nữ có cơ thể suy yếu, khí huyết hao tổn, hoạt động tương đối ít, sợ gió và lạnh; lê thuộc loại thực phẩm có tính mát nên cần kiêng dùng.

- Người mắc bệnh tiểu đêm: Quả lê còn có tác dụng lợi tiểu, những người vốn hay tiểu đêm, tiểu tiện nhiều lần cũng không nên ăn quá nhiều lê.

- Người dương khí hư nhược: Có biểu hiện hay sợ lạnh, hay đi ngoài phân lỏng, tay chân lạnh không nên ăn nhiều quả lê, khi ăn cũng nên chế biến thành các món ăn, nấu chín quả lê để dự phòng các triệu chứng của hàn thấp trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài ra, khi ăn quả lê, không nên ăn cùng một số loại thực phẩm như củ cải, rau dền, thịt ngỗng… các thực phẩm này khi tương tác với lê sẽ sinh ra các tác động không tốt với sức khỏe.

 

Theo Gia Đình & Xã Hội

Xem link gốc Ẩn link gốc https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nhung-truong-hop-can-dac-biet-chu-y-khi-an-qua-le-172241104152908569.htm

thực phẩm tốt cho sức khỏe


Cách nướng khoai lang bằng nồi chiên không dầu
Việc nướng khoai lang bằng nồi chiên không dầu cực kỳ đơn giản, vừa giữ được tối đa hàm lượng dinh dưỡng của khoai lang vừa tăng độ hấp dẫn cho món ăn.
Trưởng thành hơn trong tình yêu
Trời hôm nay trở lạnh, anh hẹn tôi tại quán cà phê nhỏ ở góc phố quen, gần cơ quan anh làm việc. Giọng trầm trầm của anh lộ rõ niềm vui khi khoe với tôi về tình yêu mới của anh. Cũng vẫn người đàn ông đó, chỗ ngồi đó, trong tiếng nhạc không lời nhẹ nhàng, trước đây, tôi đã chứng kiến sự buồn rầu, chán nản của anh khi chia tay người yêu cũ.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.