- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phản ứng phụ của vắc xin Covid-19 sắp tiêm tại Việt Nam ra sao?
Ngày 24/2, lô vắc xin Astra Zeneca phòng Covid-19 đầu tiên của Anh đã về Việt Nam và hiện Bộ Y tế đang nhanh chóng lên kế hoạch tiêm ngay trong tháng 3 tới.
Sau khi có thông tin vắc xin ngừa Covid-19 nhập về Việt Nam và Bộ Y tế đang lên kế hoạch tiêm vắc xin, hiện có rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp muốn mua vắc xin về tiêm cho nhân viên.
Theo PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, vắc xin phòng Covid-19 sẽ được triển khai phù hợp với tiến độ cung ứng vắc xin, vùng nguy cơ và đối tượng nguy cơ. Cán bộ y tế và những người trực tiếp tham gia phòng chống dịch sẽ là các đối tượng ưu tiên sử dụng vắc xin sớm nhất.
Theo kế hoạch, việc tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 sẽ được tổ chức với hình thức chiến dịch nhưng không phải là triển khai đồng loạt trên toàn quốc cho tất cả đối tượng mà sẽ tổ chức cuốn chiếu tại các địa phương, cho từng nhóm đối tượng theo tiến độ cung ứng vắc xin.
Hiện Việt Nam có hệ thống tiêm chủng đang triển khai trên toàn quốc với khoảng hơn 13.000 cơ sở tiêm chủng tại xã, phường, bệnh viện và các cơ sở tiêm chủng dịch vụ đảm bảo đủ điều kiện.
Tuy nhiên, PGS Hồng cho biết vắc xin phòng Covid-19 là vắc xin mới, do vậy cán bộ tiêm chủng sẽ được tập huấn về việc sử dụng vắc-xin và theo dõi xử lý sự cố bất lợi sau tiêm chủng... để đảm bảo triển khai vắc xin an toàn.
Kế hoạch tiêm vắc xin Astra Zeneca như thế nào?
Về vấn đề phản ứng phụ, theo PGS Hồng vắc xin cũng như thuốc đều có thể có phản ứng không mong muốn bao gồm: Phản ứng thông thường như các phản ứng tại chỗ đau, sưng /hoặc đỏ tại chỗ tiêm; phản ứng toàn thân bao gồm sốt và các triệu chứng khác (khó chịu, mệt mỏi, chán ăn).
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 của Astra Zeneca, các phản ứng thường gặp với tỉ lệ >10% như đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, khó chịu, sốt trên 38 độ C. Phản ứng tại chỗ như sưng tấy, ban đỏ tại chỗ tiêm chiếm 1- <10>10>
Tuy nhiên các phản ứng sau tiêm chủng thường gặp được báo cáo theo kết quả thử nghiệm lâm sàng ở Brazil, Nam Phi, Anh thì tỉ lệ phản ứng còn có thể cao hơn, cụ thể đau tại chỗ tiêm, nhức đầu, mệt mỏi (> 50%); đau cơ, khó chịu (>40%); sốt, ớn lạnh (>30%); và đau khớp, buồn nôn (>20%).
Tổ chức Y tế thế giới không có khuyến cáo trì hoãn việc có thai sau khi tiêm chủng vắc xin.
Tuy nhiên, PGS Hồng cũng cho biết thêm bất cứ khi nào tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 hay bất kỳ 1 loại vắc xin, người tiêm sẽ được cán bộ y tế khám sàng lọc và chỉ định tiêm khi đủ điều kiện về sức khỏe.
Những trường hợp bị sốt hay có nhiễm trùng cấp tính... sẽ phải hoãn tiêm.
Đáp ứng miễn dịch sẽ đạt hiệu quả tốt nhất nếu sức khỏe của đối tượng tiêm chủng bình thường. Vì vậy khi đi tiêm, người dân cần phối hợp với cán bộ y tế chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe hiện tại.
Vắc xin Astrazeneca sẽ tiêm 2 mũi, thời gian tiêm cách nhau tối thiểu 21 ngày.
Việc tiêm vắc xin bình thường sau một thời gian mới có kháng thể để chống lại virus. Thường thì 15 ngày cơ thể sẽ có miễn dịch nhưng mức độ bảo vệ còn tuỳ thuộc vào loại vắc xin, tùy vào từng đối tượng và sau tiêm một mũi hay sau tiêm mũi nhắc lại lần 2.
Vắc xin AstraZeneca miễn dịch khoảng 60- 70% và thực tế hiện nay người ta cũng chưa biết miễn dịch kéo dài được bao lâu.
"Trong thời điểm nguy cơ dịch trên thế giới vẫn còn lây lan và nguy cơ dịch trong nước vẫn còn cao nên cũng không vì có vắc xin hoặc đã được tiêm vắc xin mà chúng ta lơ là phòng bệnh. Tôi khuyến cáo người dân cần thực hiện các nguyên tắc 5K bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng", Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - PGS.TS Dương Thị Hồng - khuyến cáo.
Theo Infonet
-
Sức khỏe1 giờ trướcBộ Y tế cho hay nước ta đang tạm dừng sử dụng Evusheld, loại thuốc dự phòng và điều trị Covid-19, để tiếp tục theo dõi, đảm bảo an toàn, hiệu quả.
-
Sức khỏe2 giờ trướcNhiều người bệnh phát hiện bệnh suy thận ở giai đoạn muộn, gây khó khăn trong quá trình điều trị.
-
Sức khỏe3 giờ trướcVừa qua Giao thừa, sản phụ được gia đình đưa vào viện mổ đẻ trong tình trạng vỡ ối đã lâu, có dấu hiệu nhiễm trùng, sốt cao, đau đớn...
-
Sức khỏe6 giờ trướcCác nhà nghiên cứu cho biết máy sấy sử dụng tia cực tím (UV) để làm kho gel sơn móng tay có thể dẫn đến nguy hiểm, thậm chí cả nguy cơ ung thư.
-
Sức khỏe6 giờ trướcQuảng Ngãi - Dù gia đình biết con mình hóc hạt bí và khi vào viện đã nói với y bác sĩ, tuy nhiên các y bác sĩ đã không cứu được cháu bé.
-
Sức khỏe7 giờ trướcCó tiền sử khỏe mạnh nhưng sau đó anh H. xuất hiện ho khan và đau tức ngực trái. Lo lắng, anh đã vào viện thăm khám.
-
Sức khỏe7 giờ trước5 loại tác nhân virus gây bệnh mới nổi thật sự có khả năng liên quan đến biến đổi khí hậu ở nước ta và một số vùng trên thế giới.
-
Sức khỏe10 giờ trướcNgày Tết nhiều gia đình có thói quen tích trữ đồ ăn. Đặc biệt là không ít nhà gói nhiều bánh chưng, làm các loại mứt để ăn dần đến ra Giêng. Thực tế khi thời tiết nóng ẩm, hoặc đồ ăn để lâu ngày không bảo quản đúng cách dẫn đến nấm mốc, gây hại tới sức khỏe nếu ăn vào.
-
Sức khỏe11 giờ trướcMột số người nhận thấy họ đi vệ sinh nhiều hơn sau khi thưởng thức cà phê.
-
Sức khỏe11 giờ trướcSau tuổi 40, chị em nên tẩm bổ bằng 3 loại "thuốc bổ thượng hạng" này mỗi tuần.
-
Sức khỏe13 giờ trướcTôi chỉ uống 2 ly rượu nhỏ nhưng mặt đã đỏ phừng phừng. Đây có phải dấu hiệu nguy hiểm không thưa bác sĩ? (An An, 25 tuổi, Đồng Nai).
-
Sức khỏe13 giờ trướcGan nhiễm mỡ là tình trạng có quá nhiều chất béo tích tụ trong gan. Căn bệnh này có thể gây xơ gan hoặc sẹo gan, thậm chí suy gan và ung thư gan nếu chúng ta không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgày 26/1 (mùng 5 Tết), Việt Nam ghi nhận 17 ca mắc COVID-19, tăng gần gấp đôi so với hôm qua. Hiện còn 3 bệnh nhân nặng đang điều trị, giảm 1 ca sau 24 giờ.