- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phụ nữ Việt ở vùng nào lười đẻ nhất?
Đàn ông TP.HCM trung bình kết hôn lần đầu ở tuổi 30,5. Trong khi đó, mỗi phụ nữ ở thành phố này chỉ sinh chưa đến 1,5 con, thấp nhất cả nước.
Trung tuần tháng 4 tới đây, dự kiến dân số Việt Nam sẽ đạt mốc 100 triệu. Công dân thứ 90 triệu của Việt Nam chào đời ngày 1/11/2013. Như vậy, trung bình mỗi năm, dân số nước ta tăng thêm 1 triệu người.
Dù đã khống chế tốc độ gia tăng dân số, đạt mức sinh thay thế hơn 13 năm qua (trung bình mỗi phụ nữ sinh 2,1 con) nhưng đến nay, bức tranh mức sinh ở Việt Nam còn nhiều "mảng màu" chênh lệch khác biệt.
Phụ nữ ở Đông Nam Bộ sinh rất ít con
Theo điều tra biến động dân số năm 2021 do Tổng cục Thống kê công bố (đây là số liệu chính thức mới nhất), trong 6 vùng kinh tế, có 4 vùng có mức sinh cao hơn mức thay thế, bao gồm: Trung du miền núi phía Bắc là 2,43 con; Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung là 2,32 con; Tây Nguyên 2,36 con; Đồng bằng sông Hồng 2,37 con.
Hai vùng còn lại thì dưới mức sinh thay thế gồm Đồng bằng sông Cửu Long (1,82 con) và Đông Nam bộ là (1,61 con). Chênh lệch giữa mức sinh vùng cao nhất (Trung du miền núi phía Bắc) và vùng thấp nhất (Đông Nam bộ) là 0,82 con.
Tính theo đơn vị địa phương, TP.HCM là thành phố đông dân nhất cả nước (gần 10 triệu người), gấp 30 lần dân số Bắc Kạn (ít nhất), nhưng phụ nữ ở TP.HCM lại "lười" sinh nhất.
Chi cục Dân số TP.HCM cuối năm 2022 thông tin ước tính tổng tỷ suất sinh của thành phố này là 1,39 con. Kết quả Điều tra biến động dân số năm 2021 cho thấy mức sinh ở TP.HCM là 1,48 con/phụ nữ.
Bạc Liêu, Bình Dương, Tây Ninh, Cần Thơ đều có mức sinh dưới 1,7 con. Trong khi đó, ở Hà Tĩnh, mỗi phụ nữ sinh tới gần 3 con, cao nhất cả nước.
Năm 2021, mỗi phụ nữ ở khu vực thành thị sinh 1,64 con, thấp hơn con số 2,4 ở khu vực nông thôn. Theo cơ quan chuyên môn, sự khác biệt mức sinh là do các cặp vợ chồng ở thành thị được tiếp cận với các nguồn thông tin dễ dàng hơn, nhận thức tốt hơn về lợi ích của gia đình ít con mang lại so với các cặp vợ chồng ở nông thôn.
Việc dễ dàng tiếp cận các cơ sở y tế cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cũng giúp họ tránh mang thai và sinh con ngoài ý muốn.
Ngoài ra, nhờ điều kiện sống ở khu vực thành thị tốt hơn khu vực nông thôn, do đó trẻ em ở thành thị được chăm sóc tốt hơn trẻ em nông thôn, dẫn đến tỷ lệ chết sơ sinh và chết trẻ em ở thành thị thấp hơn ở nông thôn, từ đó góp phần làm giảm nhu cầu sinh thay thế ở khu vực này.
Người Hà Nội kết hôn sớm hơn TP.HCM
Tuổi kết hôn lần đầu trung bình trên cả nước năm 2021 là 26,2 tuổi (cao hơn 0,5 tuổi so với năm 2020). Trung bình nam giới Việt Nam lần đầu kết hôn ở tuổi 28,3 còn nữ là 24,1.
Ở vùng Đông Nam bộ (Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, TP.HCM...), đàn ông kết hôn khi gần 30 tuổi, nữ là hơn 26. Trong khi ở đồng bằng sông Hồng (như Hà Nội, Nam Định, Thái Bình...), nam giới kết hôn lần đầu trung bình ở tuổi 28, nữ gần 24.
Đàn ông TP.HCM kết hôn lần đầu ở tuổi 30,5, trong khi nữ kém 3 tuổi. Ảnh minh họa: Newyorkpost
Nếu xét theo địa phương, TP.HCM là thành phố có độ tuổi kết hôn lần đầu trung bình cao nhất, lên tới 29 tuổi. Trong đó, đàn ông TP.HCM kết hôn lần đầu ở tuổi 30,5; nữ là 27,5. Người Hà Nội kết hôn sớm hơn, trung bình ở tuổi hơn 26, trong đó nam giới kết hôn lần đầu khi 28,3 tuổi, nữ là 24,5.
Địa phương có độ tuổi kết hôn lần đầu trung bình thấp nhất cả nước là Lai Châu, 21,6 tuổi.
Theo vietnamnet.vn
-
Sức khỏe2 giờ trướcNgười bệnh có hình thể là nữ, có buồng trứng, có âm vật và tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn trái. Sau gần 40 năm không can thiệp, bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị ung thư tinh hoàn.
-
Sức khỏe5 giờ trướcCả 2 vụ đều xảy ra trên địa bàn huyện Di Linh, Lâm Đồng; trong đó, một vụ có 49 người bị ngộ độc sau khi dự tiệc cưới; còn vụ kia, 15 người nhập viện sau khi ăn nấm rừng.
-
Sức khỏe6 giờ trướcHét to có thể tăng dung tích phổi, củng cố sức mạnh cho một số cơ hô hấp nhưng chỉ mang tính chất tạm thời.
-
Sức khỏe7 giờ trướcSuốt một tuần trước khi vào viện, người phụ nữ bị đau tức vùng thắt lưng và hố chậu bên phải, sốt kéo dài kèm gai rét.
-
Sức khỏe7 giờ trướcỞ tuổi 52, Lee Young Ae chú trọng thải độc, dưỡng da từ bên trong. Dưới đây là 3 loại nước quen thuộc giúp cô có làn da trẻ trung như thiếu nữ.
-
Sức khỏe17 giờ trướcĐái tháo đường là căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm. Nguyên nhân khiến ngày càng nhiều người mắc đái tháo đường được nhận định đa phần là do một cơ quan bị quá tải.
-
Sức khỏe21 giờ trướcTỏi không chỉ là loại gia vị thiết yếu trong nhà bếp, giúp tăng hương vị cho món ăn mà còn có nhiều tác dụng trong việc phòng và điều trị một số bệnh tim mạch, nhiễm trùng, ung thư, xương khớp.
-
Sức khỏe22 giờ trướcXoài là một loại quả phổ biến vào mùa hè nhưng không phải ai cũng biết hết những công dụng của nó.
-
Sức khỏe22 giờ trướcQuả mận tuy đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe nhưng bạn cũng nên ghi nhớ một số lưu ý dưới đây khi thưởng thức chúng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRất nhiều người đi từ ngoài trời nắng về là lấy ngay một cốc nước đá uống cho hạ nhiệt nhưng thực chất đó là một việc làm gây hại cho sức khỏe. Khi uống nước đá bạn nên lưu ý những điều sau đây.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTRUNG QUỐC - Thiếu nữ 15 tuổi quyết ăn kiêng do người cô thích có tình cảm với một người con gái khác gầy hơn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCháu của cụ bà này tiết lộ chế độ ăn của bà mình không khác mọi người và lối sống mới là bí quyết giúp cụ sống lâu.
-
Sức khỏe1 ngày trướcThuốc nhuộm tóc chứa nhiều thành phần gây nguy hại đối với sức khỏe con người.