- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Quên tiêm vaccine nhắc lại, trẻ bị liệt tứ chi do di chứng viêm não Nhật Bản
Bệnh viện Nhi T.Ư đang tiếp nhận điều trị nhiều trẻ lớn mắc viêm não Nhật Bản do bỏ lỡ mũi tiêm vaccine nhắc lại, dẫn đến di chứng nặng nề.
- Bắt đầu vào mùa viêm não Nhật Bản, cha mẹ cần phân biệt triệu chứng sốt do viêm não Nhật Bản và bệnh lý khác để phòng bệnh cho con
- Bé trai liệt nửa người vì di chứng viêm não Nhật Bản: Dấu hiệu phụ huynh không được chủ quan
- Đã có 1 trường hợp trẻ mắc viêm não Nhật Bản tại Hà Nội: Bệnh viêm não Nhật Bản có lây không và những ai dễ mắc bệnh?
Tại Bệnh viện Nhi T.Ư, gần đây xuất hiện một số trường hợp (5-6 ca bệnh) được chẩn đoán mắc viêm não Nhật Bản, chủ yếu là các trẻ lớn từ 5 tuổi trở lên. Trẻ có các biểu hiện như sốt cao, buồn nôn, đau đầu, ngủ nhiều và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến hôn mê và co giật.
TS.BS Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết, hiện Trung tâm đang điều trị 3 bệnh nhân mắc viêm não Nhật Bản, đều là trường hợp trẻ từ 5-9 tuổi: “Bệnh nhân xuất hiện sốt cao 38-39 độ C, sau đó bị đau đầu tăng dần và ngủ nhiều. Bệnh nhân được đưa tới bệnh viện để khám và được chẩn đoán mắc viêm não Nhật Bản, cho nhập viện điều trị. Hiện 2 bệnh nhân đã có tình trạng tương đối ổn định. Bệnh nhân còn lại tình trạng tương đối nặng phải thở máy”.
Bệnh nhi 5 tuổi (Thanh Hóa) mắc viêm não Nhật Bản đã hôn mê 10 ngày, suy hô hấp, di chứng nặng liệt tứ chi.
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm lây truyền qua trung gian truyền bệnh là muỗi. Do vậy, tại các thời điểm trong năm có thời tiết thuận lợi cho muỗi sinh sản và phát triển thì đó là mùa dịch viêm não Nhật Bản. Tại Việt Nam, trong nhiều năm qua, bệnh thường xuất hiện và có số ca mắc gia tăng vào mùa Hè, đặc biệt tại các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Thời gian gần đây, tại phía Nam cũng có ca bệnh lưu hành quanh năm.
Hiện nay, chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu, bởi khi trẻ đã có biểu hiện mắc viêm não Nhật Bản thì lượng virus ở trong máu rất ít mà virus tập trung ở não và gây tổn thương các tế bào thần kinh. Do vậy, việc điều trị viêm não Nhật Bản rất khó khăn, với tỷ lệ tử vong và di chứng rất cao. Thông thường tỷ lệ trẻ tử vong do mắc viêm não Nhật Bản là từ 3-5%, tỷ lệ di chứng có thời điểm lên tới 20-25%. Nếu tính cả những trường hợp trẻ sau khi ra viện và được theo dõi, đánh giá sau 2-3 năm, thì tỷ lệ di chứng còn cao hơn nhiều.
“Chúng ta không cố gắng phân biệt viêm não Nhật Bản với các bệnh viêm não khác, bởi cứ mắc viêm não thì trẻ phải nhập viện và không thể điều trị tại nhà. Đặc biệt, viêm não Nhật Bản thường hay gặp ở những trẻ lớn từ khoảng 3 tuổi trở lên, nhất là nhóm từ 5-15 tuổi. Hiện tại, vaccine viêm não Nhật Bản có tác dụng phòng bệnh trong khoảng 3-5 năm. Trẻ thường được tiêm vaccine viêm não Nhật Bản từ khoảng 12 tháng tuổi, nhưng khi trẻ lớn, các bậc phụ huynh hay quên đưa con đi tiêm mũi nhắc lại”, TS.BS Đỗ Thiện Hải nhấn mạnh.
Thông tin cụ thể về 3 trường hợp bệnh nhân đang điều trị viêm não Nhật Bản tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, TS.BS Đỗ Thiện Hải cho biết, có trường hợp bệnh nhân 7 tuổi và trên 10 tuổi, gia đình đã quên không đưa đi tiêm mũi nhắc lại: “Phụ huynh cần đặc biệt lưu ý không quên mũi tiêm nhắc lại cho con sau 2 tuổi. Đây là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao và di chứng để lại rất nặng nề, thậm chí có những trẻ phải nằm một chỗ cả đời hay phải điều trị phục hồi chức năng trong một thời gian rất dài mà vẫn chịu ảnh hưởng nhất định đến phát triển trí tuệ và phát triển vận động”.
Theo TS.BS Đỗ Thiện Hải, sau giai đoạn viêm cấp, bệnh nhân ở giai đoạn phục hồi hoặc di chứng. Nếu có di chứng ở thời điểm ra viện, trẻ sẽ được chuyển tới các cơ sở châm cứu hay viện y học cổ truyền để được phục hồi chức năng.
Song các bậc phụ huynh vẫn cần phải lưu ý vì dù trẻ được chẩn đoán đã khỏi bệnh những vẫn có thể xuất hiện những di chứng muộn sau 1-3 năm. Trẻ có thể bị rối loạn về thần kinh, tâm thần và vận động, theo đó, cần được đưa đến các cơ sở y tế kiểm tra lại để đánh giá các tổn thương và có biện pháp điều trị.
Trong khoảng 10 năm qua, thế giới đã có những tiến bộ rất lớn trong việc bào chế và sản xuất vaccine. Hiện nay, có nhiều vaccine phòng viêm não Nhật Bản lưu hành trên thị trường, trong đó, có nhiều vaccine đã được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng và đảm bảo được 3 mũi vaccine đầu tiên cho trẻ. Sau đó, các bậc phụ huynh phải lưu ý sau 3-5 năm trẻ cần phải tiêm nhắc lại một lần. Đặc biệt, hiện đã có lại vaccine chỉ cần tiêm 2 mũi đã có thể giúp bảo vệ trẻ trong hơn 10 năm.
Với người lớn, cũng có thể mắc viêm não Nhật Bản, nhưng tỷ lệ rất ít và thường không gặp di chứng nặng nề như ở trẻ nhỏ. Do vậy các bác sĩ nhấn mạnh khuyến cáo, việc phòng bệnh cho trẻ đến 15-17 tuổi bằng cách tiêm phòng vaccine đầy đủ.
Bộ Y tế đã có phác đồ khác chi tiết về điều trị các bệnh truyền nhiễm gây bệnh thường quy tại Việt Nam. Theo đó, vấn đề quan trọng là chúng ta xác định sớm đây có phải là trường hợp mắc viêm não Nhật Bản hay không./.
Theo VOV
-
Sức khỏe8 giờ trướcĐi bộ là thói quen giúp bạn trẻ trung, khoẻ mạnh, còn khi đi bộ nhanh sẽ nhân đôi lợi ích này, dưới đây là hướng dẫn cách đi bộ nhanh giúp bạn sống lâu hơn.
-
Sức khỏe8 giờ trướcSốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, trung gian truyền bệnh là muỗi vằn, dưới đây là một vài cách phòng bệnh sốt xuất huyết đơn giản, hiệu quả.
-
Sức khỏe13 giờ trướcVận động có thể giúp người già linh hoạt tay chân và rèn luyện sức khỏe, nhưng có một số kiểu vận động không phù hợp với người sau 60 tuổi.
-
Sức khỏe16 giờ trướcNhiều thực phẩm có tác dụng cải thiện chức năng sinh lý của nam giới nếu biết cách chế biến, ăn đủ trong thời gian nhất định.
-
Sức khỏe18 giờ trướcKhác với vẻ bề ngoài đáng sợ, thực phẩm này với hàm lượng dinh dưỡng phong phú và đa dạng, sẽ mang đến những công dụng bất ngờ trong việc tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và làm đẹp mà không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe18 giờ trướcTrứng là thực phẩm tốt được các chuyên gia khuyên nên ăn vào bữa sáng, vậy mỗi sáng nên ăn mấy quả trứng?
-
Sức khỏe20 giờ trướcGừng là loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt và việc ăn gừng cả vỏ có nhiều tác dụng cho sức khoẻ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt, vậy mỗi ngày ăn vài lát nghệ, cơ thể bạn sẽ thay đổi tích cực.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười phụ nữ 30 tuổi hút mỡ ở cơ sở tư nhân gặp biến chứng nặng nề, đau đớn suốt 3 tháng do người thực hiện không đúng kỹ thuật gây phá hủy hệ bạch huyết, tụ dịch, nhiễm khuẩn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNếu không cẩn thận, việc cạo gió có thể gây tổn thương cho da, làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến các biến chứng
-
Sức khỏe1 ngày trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMẫu bệnh phẩm của bé gái 11 tuổi ở Cao Bằng vừa được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẳng định dương tính với bệnh bạch hầu
-
Sức khỏe2 ngày trướcTrung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ đánh giá cải xoong đứng đầu trong danh sách rau quả bổ dưỡng nhờ nhiều tác dụng với tim mạch, gan.