Sai lầm chết người khi bố mẹ trị tiêu chảy cho con

Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong thời tiết nóng bức, tuy nhiên không phải bố mẹ nào cũng biết cách xử lý đúng khi trẻ bị tiêu chảy.

Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong thời tiết nóng bức, tuy nhiên không phải bố mẹ nào cũng biết cách xử lý đúng khi trẻ bị tiêu chảy.

Sai lầm chết người khi bố mẹ trị tiêu chảy cho con

Bác sĩ Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) cho biết trẻ bị tiêu chảy khi đi tiêu trên 3 lần trong 24 giờ và phân tiêu ra lỏng.

Tiêu chảy làm trẻ bị mất nước và điện giải theo phân. Khi trẻ bị tiêu chảy, phụ huynh chăm trẻ cần lưu ý tránh một số sai lầm thường gặp sau:

Cho trẻ nhịn ăn

Nhiều phụ huynh cho rằng nhịn ăn giúp trẻ bớt tiêu chảy. Điều này rất nguy hiểm vì bản chất của tiêu chảy là do vi trùng, siêu vi tấm công khiến niêm mạc bị hư hại. Muốn niêm mạc lành thì phải có dưỡng chất tái tạo niêm mạc. Trẻ nhịn ăn, không có đủ dưỡng chất tái tạo sẽ khiến quá trình hồi phục chậm, trẻ tiêu chảy nhiều hơn.

tieu-chay-blogtamsuvn (1)

Nhiều phụ huynh cho rằng nhịn ăn giúp trẻ bớt tiêu chảy là hết sức sai lầm

Hơn nữa việc nhịn ăn có thể gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng phát triển. Thực tế dù trẻ tiêu chảy nhưng vẫn còn khả năng hấp thu hơn 70% chất dinh dưỡng. Chỉ cần tạm ngưng các thực phẩm nhuận trường, hạn chế thức ăn quá ngọt…

Nôn nóng cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy

Vì nôn nóng muốn trẻ hết tiêu chảy ngay lập tức nên nhiều phụ huynh cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, thuốc này chống chỉ định cho trẻ dưới 5 tuổi vì chất thải ứ đọng trong ruột có thể gây tình trạng thủng ruột.

Uống dung dịch nước biển khô thay nước sôi để nguội

Nên uống nước sôi để nguội thông thường hoặc dung dịch bù nước Oresol pha sẵn theo hướng dẫn. Với dung dịch nước biển, thường cho uống sau khi trẻ đi tiêu lỏng chứ không nên uống cả ngày vì có thể khiến trẻ ngộ độc muối, gây nặng hơn tình trạng tiêu chảy. Nếu trẻ còn bú mẹ thì nên bú mẹ càng nhiều càng tốt, giúp trẻ vừa bù nước vừa có đủ năng lượng.

Có thể dùng các loại nước thay thế khác như nước canh, nước cháo, sữa đậu nành, sữa chua, nước trái cây như cam vắt, nước dừa tươi… Cần tránh các loại nước giải khát, nước ép trái cây quá ngọt vì chúng làm cho bệnh xấu hơn. Tránh các thức uống có cà phê.

Cứ nghĩ là phải truyền nước biển

Không ít phụ huynh lầm tưởng trẻ tiêu chảy là cần phải truyền nước biển ngay lập tức. Thực tế phương pháp hiệu quả nhất là bù dịch bằng đường uống phù hợp.

Chủ quan không mang trẻ đi khám

Trẻ bị tiêu chảy hầu hết có thể tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ sốt cao khó hạ, li bì khó đánh thức, co giật…

Trẻ đi tiêu phân có máu, dấu hiệu chuyển qua kiết lỵ cần phải điều trị kháng sinh theo chỉ định bác sĩ. Trẻ trở nên uống nước nhiều, khóc không có nước mắt là dấu hiệu mất nước, có thể chuyển nặng.

Bác sĩ Phúc khuyến cáo, cần thực hiện ăn chín uống sôi, rửa tay sạch sẽ, vệ sinh môi trường, tăng cường sức đề kháng để phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ. Ngoài ra cần thực hiện đầy đủ việc chích ngừa, đặc biệt là văcxin ngừa tiêu chảy để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Xử lý đúng cách khi trẻ bị tiêu chảy

- Ngay khi trẻ bị tiêu chảy cần cho trẻ uống bù nước, tốt nhất là uống oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì). Cho trẻ uống từ từ từng muỗng cho tới khi hết khát. Nếu trong 24 giờ không uống hết lượng dung dịch đã pha thì đổ đi pha đợt khác vì dung dịch đã pha sẽ bị hỏng.

- Bổ sung ngay men vi sinh cho trẻ: Men vi sinh giúp cung cấp hệ vi khuẩn có lợi với các lợi ích sau:

- Các vi khuẩn có lợi sẽ nhanh chóng thiết lập sự cân bằng của hệ vi sinh đường tiêu hóa, giúp tăng sức đề kháng của hệ tiêu hóa, đấu tranh để kìm hãm sự phát triển của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,…. Điều này giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.

- Nếu trẻ bị tiêu chảy đến ngày thứ 3 sẽ gây ra tình trạng bất dung nạp đường Lactose thứ phát. Điều này thường làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy và là một trong những lý do gây ra tình trạng tiêu chảy kéo dài ở trẻ. Bổ sung sớm men vi sinh có khả năng tiêu hóa đường Lactose sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng này.

Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi có những triệu chứng như:

- Tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày mà không thuyên giảm.

- Phân bé có lẫn máu. Máu có thể màu đỏ tươi, hồng, hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi.

- Bụng đau khi sờ ấn.

- Nôn ói nhiều, không thể cho ăn uống được.

- Có dấu hiệu mất nước nặng như da nhăn, mắt lõm, khóc không có nước mắt, thóp lõm, tiểu ít, bé lừ đừ, da nổi bông…

- Trẻ kèm theo sốt cao.

Ðể hạn chế tình trạng tiêu chảy cho trẻ, cần lưu ý đến giữ gìn vệ sinh trong ăn uống: ăn thực phẩm sạch và nấu chín, không ăn thức ăn bán ngoài đường, sử dụng nguồn nước sạch, rửa kỹ tay trước khi chăm sóc và cho trẻ ăn; tránh để trẻ tiếp xúc với người bệnh; tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi.

Theo Gia đình Việt Nam



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.