- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sai lầm chết người khi sơ cứu trẻ đuối nước
Chỉ trong vòng một tuần, Bệnh viện Nhi Trung ương đã phải tiếp nhận 3 trẻ đuối nước trong tình trạng nguy kịch, có trường hợp không qua khỏi.
Tiếp tục ghi nhận các trường hợp trẻ đuối nước phải nhập viện, thậm chí tử vong. Ảnh: jacob_walti.
Tại Việt Nam, đuối nước vẫn là vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt ở trẻ em. Theo thống kế, mỗi ngày có tới 7 trẻ em dưới 15 tuổi tử vong do đuối nước. Phổ biến nhất là ở nhóm tuổi còn nhỏ từ 0 đến 5, chưa tự ý thức được hành động và trẻ từ 9 đến 15, đã có thể độc lập về mặt hành động, sở thích, ý muốn.
Tử vong vì sơ cứu sai cách
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, khoa Điều trị tích cực Nội khoa vừa rút máy thở cho bé trai L.N. (12 tuổi, trú tại Hà Nam) sau 2 ngày điều trị đuối nước.
Qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ cho biết L.N. đang giúp ông nội lùa vịt, không may trượt chân, ngã xuống ao. Ngay lập tức, ông nội đã hô hoán người dân xung quanh ra giúp đỡ.
Bé L.N. đã hồi phục nhưng vẫn còn mệt mỏi và đang được mẹ chăm sóc. Ảnh: BVCC.
Thời gian trẻ được vớt lên khỏi mặt nước là khoảng 2 phút kể từ khi tai nạn xảy ra. Trẻ vẫn còn thở, chưa bị ngừng tim và được thực hiện sơ cứu tại chỗ trước khi đưa đến bệnh viện tuyến tỉnh cấp cứu.
Ngay sau đó, bệnh nhi L.N. được đặt ống nội khí quản và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, sau khi thăm khám và thực hiện các bước cấp cứu ban đầu, trẻ được thở máy, dùng thuốc vận mạch, chống sốc; kết hợp điều trị viêm phổi.
May mắn, sau 2 ngày điều trị, trẻ đã qua cơn nguy kịch. Tuy nhiên, sức khỏe bé còn yếu, tâm lý hoảng loạn và tiếp tục được điều trị viêm phổi bội nhiễm.
Cũng nhập viện cùng thời điểm tuần qua nhưng bé M.Q. (10 tuổi, ở Bắc Ninh) và gia đình lại không may mắn như L.N. Do không được sơ cứu kịp thời và đúng cách, trong thời gian chuyển đến bệnh viện, trẻ đã ngừng tim quá lâu. Dù rất nỗ lực, các bác sĩ đã không thể cứu được bé.
Chiều ngày xảy ra tai nạn, bé M.Q. đi học về và đi bơi cùng các em nhỏ hơn. Không may, trẻ bị đuối nước. Khi có người đi tập thể dục phát hiện, trẻ đã nổi trên mặt nước.
Trước đó, các bé đi cùng quá nhỏ nên rất hoảng sợ, không có khả năng báo động để được giúp đỡ. Mặt khác, Q. lại được sơ cứu sai cách bằng việc dốc lên, chạy ngược làm các dịch dạ dày chảy ngược vào đường thở, khiến tình trạng nghiêm trọng hơn, bỏ lỡ thời điểm vàng để cứu tim của trẻ.
Khi được đưa đến bệnh viện tỉnh để cấp cứu, các bác sĩ đã nỗ lực để cấp cứu cho tim đập trở lại. Tuy nhiên, do thiếu oxy não kéo dài, trẻ vẫn bất tỉnh và tiên lượng tử vong cao.
Trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương ngay sau đó. Các bác sĩ khoa Điều trị tích cực Nội khoa đã phối hợp tất cả biện pháp đặt nội khí quản, sử dụng thuốc vận mạch, điều trị suy tuần hoàn nhưng đã quá muộn.
Trường hợp thứ 3 là bé Đ.H. (2 tuổi, ngụ Vĩnh Phúc) ngã xuống bể cá cảnh. Khi được phát hiện, trẻ nằm ngửa, tím tái. Gia đình cũng sơ cứu sai theo cách dân gian là dốc ngược chạy, sau đó mới hô hấp nhân tạo.
Trẻ được đưa tới bệnh viện huyện trong tình trạng ngừng tuần hoàn, suy hô hấp. Các bác sĩ đã bóp bóng qua nội khí quản, sử dụng thuốc vận mạch rồi chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
Tại đây, trẻ cũng được thở máy, điều trị suy tuần hoàn, kiểm soát thân nhiệt chủ động, sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi tích cực. Các chỉ định cận lâm sàng như X-quang tim phổi, điện não đồ… cũng được tiến hành.
Tuy nhiên, tình trạng trẻ không khả quan. Đến nay, tiên lượng sức khỏe của bé vẫn rất xấu.
Việc cần làm khi trẻ đuối nước
Theo PGS.TS Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ bị đuối nước có thể ngạt thở, dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Phần lớn trẻ bị đuối nước tử vong hoặc có các biến chứng nặng như suy hô hấp, viêm phổi hoặc di chứng tổn thương não do thiếu oxy kéo dài là do không được cấp cứu hoặc cấp cứu không đúng cách.
Do đó, trong các trường hợp trẻ đuối nước, sau khi đưa nạn nhân lên bờ, dù tỉnh hay bất tỉnh, người xung quanh cần cấp cứu tại chỗ ngay bằng các cách sau:
Đặt trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng trong tư thế đầu thấp. Cởi bỏ quần áo bị ướt và giữ ấm cho trẻ bằng chăn mền hoặc vải, áo quần khô để tránh trẻ bị hạ thân nhiệt. Tuyệt đối không bế dốc lên hoặc bế chạy ngược như truyền miệng.
Cần đảm bảo đường thở thông thoáng bằng việc lấy sạch đờm dãi và các dị vật ở miệng và mũi. Khi thực hiện, người cứu hộ cần bình tĩnh, không làm tổn thương thêm đường hô hấp của trẻ.
Đánh giá trẻ bằng cách nhìn, nghe và cảm nhận: Lay gọi, quan sát lồng ngực trẻ, nếu không thấy di động hoặc nếu trẻ bất tỉnh, cần hồi sức tim phổi ngay lập tức.
Các bước sơ cứu cho nạn nhân đuối nước. Ảnh: BVCC.
Thực hiện hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt liên tục 2 lần (hình 1) cùng với xoa bóp tim ngoài lồng ngực: Hai bàn tay chồng lên nhau và đặt giữa ngực trẻ, ấn mạnh xuống khoảng 2-3 cm với nhịp điệu 2 lần/giây (hình 2).
Ngay sau khi hô hấp nhân tạo cần kiểm tra mạch đập của trẻ tại một trong các vị trí như mạch quay ở cổ tay, mạch cảnh ở cổ và mạch bẹn hoặc sờ vào lồng ngực trái để cảm nhận xem tim còn đập không. Khi không bắt được mạch hoặc thấy tim ngừng đập cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực kèm theo hô hấp nhân tạo.
Trong trường hợp trẻ còn tỉnh táo, cần đặt trẻ tư thế dẫn lưu nghiêng đầu trẻ sang bên, trẻ có thể tự thở trở lại (hình 3).
Cần gọi hỗ trợ cấp cứu 115 hoặc các chuyên gia, bác sĩ quen biết.
Theo Zing
-
Sức khỏe1 giờ trướcChỉ trong một tuần, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận 10 ca lóc động mạch chủ. Đây là bệnh lý ngoại khoa nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong nhanh.
-
Sức khỏe2 giờ trướcCác nhà nghiên cứu từ Đại học Tokyo (Nhật Bản) đã tìm ra một hướng đi hoàn toàn mới cho cuộc chiến chống ung thư: Sử dụng DNA nhân tạo.
-
Sức khỏe4 giờ trướcTrong buổi họp lớp đầu năm, nam thanh niên gặp lại bạn gái cũ và nảy sinh quan hệ tình dục nhưng không sử dụng biện pháp an toàn nên phải nhận trái đắng ngay ngày đầu năm mới.
-
Sức khỏe6 giờ trướcTrong dịp đầu năm Quý Mão, nhiều người đến thăm nhà, chúc Tết nhau có thể nảy sinh tình huống bị tấn công bởi các loài động vật như chó, mèo.
-
Sức khỏe6 giờ trướcBé trai được người dân phát hiện và vớt lên từ hồ cá trong quán cà phê. Mặc dù được chuyển lên TP.HCM và điều trị tích cực nhưng trẻ tử vong ngay trong những ngày Tết Nguyên đán.
-
Sức khỏe7 giờ trướcSau bữa nhậu đầu năm mới, nam thanh niên xuất hiện tình trạng nói ngọng, liệt một bên và nhồi máu não. Nguyên nhân do bệnh nhân uống rượu quá nhiều nhưng lại không ăn gì.
-
Sức khỏe10 giờ trướcNgoài dấu hiệu vàng mắt, người mắc bệnh gan rất dễ bị bầm tím dưới da dù chỉ là va chạm nhẹ.
-
Sức khỏe10 giờ trướcSau cơn đau đầu đột ngột, người đàn ông ở Thái Nguyên dần mất ý thức, liệt tứ chi. Bác sĩ chẩn đoán anh bị xuất huyết não trên nền bệnh lý tăng huyết áp nhưng không được kiểm soát tốt.
-
Sức khỏe10 giờ trướcMỡ bụng dư thừa có liên quan đến nguy cơ tử vong sớm cao hơn với bất kỳ nguyên nhân nào, bất kể bạn có bao nhiêu mỡ tổng thể.
-
Sức khỏe11 giờ trướcNước là cội nguồn của sự sống, nhưng có 2 loại nước sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư mà bạn nên tránh càng xa càng tốt.
-
Sức khỏe15 giờ trướcUống nước cam trước bữa ăn có thể làm tăng nguy cơ đau dạ dày, tiểu đường.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĂn quá cay hoặc ăn đồ cay quá thường xuyên có thể gây loét ruột, xuất huyết dạ dày. Thậm chí, thói quen này còn có thể khiến bạn mãi mãi không thể ăn cay nữa.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá, chất béo chuyển hóa có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và thậm chí là tử vong.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBộ trưởng Y tế Indonesia vừa cảnh báo về sự nguy hiểm của loại kẹo đang gây sốt có tên chiki ngebul hay còn gọi là “hơi thở của rồng”.