Sốc với nghiên cứu mới nhất về bức xạ điện thoại

Điện thoại là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống nhưng liệu bạn đã biết về những mối nguy hiểm tiềm ẩn từ bức xạ điện từ?

Điện thoại là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống nhưng liệu bạn đã biết về những mối nguy hiểm tiềm ẩn từ bức xạ điện từ?

Đã có nhiều nghiên cứu về bức xạ điên thoại di động và căn bệnh ung thư nhưng tuyên bố của các nhà khoa học vẫn khiến chúng ta bất ngờ. Gần đây, nghiên cứu mới nhất đã phát hiện ra những điều khá mới lạ.
 
 
 
Theo nhà nghiên cứu Igor Yakymenko: “những phát hiện này là dấu hiệu rõ ràng về mối nguy hiểm thật sự của sóng bức xạ tới sức khỏe con người”.
 

Nghiên cứu của ông dựa trên hàng trăm kết quả nghiên cứu khác và các phát hiện mới nhất là sóng bức xạ từ điện thoại có thể phá hủy DNA.

Nghiên cứu những người sử dụng điện thoại di động khoảng 20 phút mỗi ngày trong 5 năm cho thấy họ có nguy cơ tăng các loại u não gấp 3 so với người thường.
 


Còn nếu sử dụng điện thoại di động một giờ một ngày trong 4 năm thì nguy cơ có thể tăng 3-5 lần, ông Yakymento cho biết.
 
Mặc dù mối nguy hiểm từ bức xạ điện thoại và bệnh ung thư không thực sự rõ ràng nhưng ông cũng cảnh báo rằng những tác động từ sóng điện thoại tới sức khỏe con người có thể lâu dài và khó phát hiện.
 


Chúng có thể mất tới 30 năm để phát hiện và biểu hiện ra ngoài. Ông nói: “Nghiên cứu của chúng tôi với những người trưởng thành sử dụng điện thoại di dộng kéo dài suốt hơn 10 năm.

Tình huống có thể khác hoàn toàn với trẻ em sử dụng điện thoại khi còn nhỏ bởi lúc đó cơ thể chúng rất nhạy cảm với các tác động nguy hại dù là nhỏ nhất từ bên ngoài”.
 

 
Vậy nên để giảm tối thiểu nguy cơ, hãy sử dụng điện thoại ít hơn và tránh tiếp xúc giữa điện thoại và đầu bạn, nhất là khi điện thoại sắp hết pin, vì khi đó bức xạ sẽ lớn gấp hàng trăm lần.
 
Theo Soha


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.