Sởi, sốt xuất huyết, tay-chân-miệng cùng lúc hoành hành: Có phải dịch chồng dịch?

Không bệnh sởi ca mắc mới gấp 10 lần so với cùng kỳ 2017 mà tay chân miệng đang bùng phát mạnh tại Miền Nam.

Không bệnh sởi ca mắc mới gấp 10 lần so với cùng kỳ 2017 mà tay chân miệng đang bùng phát mạnh tại Miền Nam.

3 dịch bệnh cùng lưu hành

Theo ông Đặng Quang Tấn, Phó cục trưởng Cục y tế dự phòng (Bộ y tế) trong mùa Đông Xuân có điều kiện thời tiết, nhiệt độ thích hợp để một số bệnh truyền nhiễm bùng phát như: Tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết lưu hành.

Trong đó, bệnh tay chân miệng ghi nhận số ca mắc ở nhiều quốc gia Châu Á, kể cả ở các nước có nền vệ sinh rất tốt như Singapo, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kong (Trung Quốc)... Tại Việt Nam tay chân miệng  lưu hành ở 63 tỉnh thành ghi nhận 61.821 mắc, 06 trường hợp tử vong bệnh đang gia tăng ở  TP.HCM. Trẻ mắc 99,5% dưới 10 tuổi chủ yếu là tuyp EV71.

Thống kê từ Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, số ca mắc bệnh tay chân miệng tích lũy từ đầu năm đến nay trên địa bàn là hơn 1.600 ca, dù chưa tăng đột biến nhưng so với cùng kỳ năm ngoái đã tăng gần gấp đôi. Hiện, trung bình mỗi tuần có thêm 30-50 ca mắc mới.

Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm đến nay, bệnh viện tiếp nhận hơn 770 trường hợp mắc tay chân miệng, hiện tại 12 trẻ đang nằm điều trị tại khoa Truyền nhiễm. Trong khi cả năm 2017, Bệnh viện Nhi Trung ương mới tiếp nhận hơn 200 ca tay chân miệng.

Sởi, sốt xuất huyết, tay-chân-miệng cùng lúc hoành hành: Có phải dịch chồng dịch?-1

Ông Phu khẳng định dịch bệnh vẫn đang trong sự khống chế của ngành y tế.

Miền Nam ghi nhận số ca mắc tích lũy cao và gia tăng nhanh trong những tuần gần đây. Số ca mắc bệnh tay chân miệng ghi nhận ở khu vực miền nam chiếm 77,6% miền Bắc 10,6%. Tại Miền Nam còn phải đối phó với dịch sốt xuất huyết có thể quay lại bất cứ thời điểm nào (do vẫn trong khoảng thời gian mùa mưa).

Về tình hình bệnh Sởi tới thời điểm tháng 9 ghi nhận cả nước có 2.942 trường hợp mắc tăng 10,2 lần (2017). Hầu hết các ca mắc sởi lẻ tẻ, tản phát, không thành dịch. Sốt phát ban nghi sởi cao là Hà Nội, Hưng Yên… chủ yếu gặp các tỉnh phía Bắc.

Theo giám sát của TTYT Dự phòng TP. HCM, số ca sở được báo cáo tăng nhanh từ tuần 36 - 38, với mỗi tuần có khoảng 15 – 20 ca bệnh trên toàn TP. Đến tuần thứ 39 thì số ca Sởi là 33 ca, tăng 10 ca so với tuần trước đó. Đến tuần 40 có dấu hiệu giảm so với tuần 39 và cao hơn 4 tuần trước đó. Tuy nhiên, so với năm 2017 thì bệnh Sởi tăng 143 ca.

Không có dịch chồng dịch

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng PGS.TS Trần Đắc Phu cho hay: "Dịch bệnh đông xuân vẫn đang trong tầm kiểm soát. Không có chuyện dịch đang chồng dịch, các dịch bệnh đang lưu hành đều nằm trong dự báo dịch của Bộ Y tế".

Với dịch tay chân miệng tăng số ca mắc đúng vào thời điểm trẻ tựu trường và thời điểm phát triển bệnh từ tháng 9-11. Bệnh sởi tăng theo chu kỳ 4 năm (trước đó là năm 2014) quay lại do trẻ không được tiêm đủ mũi hoặc quên không tiêm phòng. Số trẻ bị mắc sởi tăng hoàn toàn nằm trong dự báo trước của ngành y tế.

Lý giải về việc tay chân miệng tăng ở miền Nam ông Phu cho rằng: "Việc phòng bệnh trong người dân chưa thực sự hiệu quả. Bệnh tay chân miệng lây qua đường tiêu hóa hiểu theo cách đơn giản bệnh bị lây do người này ăn phân của người kia. Cách phòng bệnh là rửa tay với xà phòng dưới vòi nước với trẻ nhỏ và cả người chăm sóc".

Sởi, sốt xuất huyết, tay-chân-miệng cùng lúc hoành hành: Có phải dịch chồng dịch?-2

Tại bệnh viện Nhi đồng 1 nhiều trẻ bị tay chân miệng phải nằm ghép do quá tải.

Còn ông PGS. Phan Trọng Lân Viện Trưởng Viện Paster TP.HCM cho hay không có việc biến đổi gen vi rút gây bệnh tay chân miệng. Tuyp EV 71 gây bệnh tay chận miệng có tới 11 chủng gen thường mắc nhất là chủng gen C5 (2010).

Đến năm 2011 chủng gen C5 có sự chuyển dịch sang C4 do không có miễn dịch nên tỷ lệ mắc và biến chứng cao. Năm nay chủng gen C4 quay lại gây bệnh tay chân miệng. Đây chỉ là sự chuyển dịch chủng gen chứ không phải là sự biến đổi gen gây bệnh.

PGS.TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo thêm: "Trẻ bị tay chân miệng cần lưu ý 4 vấn đề: Cho trẻ trẻ nghỉ học để tránh lây lan; Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho trẻ; Đưa trẻ đi khám chuyên khoa nhi; Trẻ chăm sóc tại nhà theo dõi cơn sốt và tình trạng toàn thân; Rửa tay có xà phòng dưới vòi nước. Người chăm sóc trẻ khi đụng vào trẻ cần phải rửa tay để tránh truyền bệnh cho trẻ khác".

Còn đối với bệnh sởi cách phòng bệnh hiệu quả là tiêm phòng đầy đủ các mũi cho trẻ. Trẻ bị mắc sởi cần phải cách ly (phòng lây và phòng biến chứng). Sốt xuất huyết phòng bằng cách cắt đứt đường sinh sản của muỗi.

Theo Trí thức trẻ


sốt xuất huyết

tay chân miệng

bệnh sởi

Bệnh tay chân miệng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.