- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sự thật bất ngờ trong việc chữa mất ngủ bằng hạt sen nhiều người chưa biết
Sử dụng tâm sen lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, làm giảm ham muốn tình dục...
Hạt sen luôn được biết đến như một thần dược chữa mất ngủ, tuy nhiên, nhiều người nhắc đến công dụng này như một thói quen mà chưa hiểu bản chất thực sự về công dụng và cách dùng đúng để đạt hiệu quả như ý.
>> 3 loại cây dại từng bị hắt hủi hóa thuốc quý nên "thủ sẵn" trong nhà
Hơn nữa, việc hiểu chưa đúng tác dụng của từng thành phần trong hạt sen còn có thể dẫn đến những tác hại nguy hiểm chúng ta cần hết sức lưu ý.
Hạt sen hoàn toàn không có tác dụng chữa mất ngủ nếu bỏ đi thứ này
Hạt sen quả thực có thể chữa được mất ngủ nhưng nhiều người phản ánh họ dùng hạt sen thường xuyên nhưng lại không đạt được kết quả gì bởi vì họ đã ăn loại hạt đã bỏ đi tâm sen (hay còn gọi là nhân sen, màu xanh, nằm ở giữa hạt sen). Lý do họ đưa ra là tâm sen rất đắng gây khó ăn nên đã tìm cách lấy ra và loại bỏ chúng trước khi chế biến.
Trong khi đó, theo các chuyên gia, tâm sen mới chính là thành phần mấu chốt giúp loại hạt này có tác dụng chữa mất ngủ, giúp ổn định thần kinh. Nếu bỏ đi, hạt sen thông thường chỉ còn chức năng kiện tỳ vị, kích thích tiêu hóa giúp bạn ăn ngon miệng hơn mà thôi.
Bởi vậy, khi muốn dùng hạt sen để chữa mất ngủ, suy nhược cơ thể, bạn nên kết hợp cả hạt sen và tâm sen. Còn nếu chỉ bị đau đầu và mất ngủ thì nên dùng riêng tâm sen tốt hơn dùng chung.
Dùng tâm sen chữa mất ngủ cẩn thận lợi bất cập hại
Tâm sen là tim của hạt sen còn gọi là Liên tử tâm có vị đắng tính hàn, tác dụng thanh tâm khử phiền, chỉ huyết sáp tinh. Bộ phận này có tác dụng an thần và thanh nhiệt được dùng phổ biến làm vị thuốc trong đông y.
Mặc dù tâm sen mới có tác dụng chữa mất ngủ thực sự nhưng nó chứa alcaloid, flavonoid, acid amin lại khá độc nếu không sử dụng đúng cách.
Theo các chuyên gia, muốn sử dụng tâm sen làm thuốc trước tiên phải khử độc có trong nó rồi mới dùng vào thang thuốc bằng cách sao vàng tâm sen trước khi sử dụng.
Nếu người dùng sử dụng tâm sen sao vẫn còn xanh hoặc bị cháy đen sẽ mang độc vào trong cơ thể. Điều đó đồng nghĩa với việc không thể xóa bỏ chứng mất ngủ mà còn khiến mang thêm bệnh khác vào người.
Cách chữa mất ngủ đúng cách với hạt sen
Mỗi ngày dùng 1-3g tâm sen đã sao vàng pha trà uống hoặc hãm với nước sôi trong 15 phút và uống nước trà hàng ngày giúp an thần, dễ ngủ.
Tuy nhiên lưu ý không uống tâm sen liên tục quá 1 tháng và không được dùng tâm sen tươi có màu xanh vì nó thể gây ngộ độc nếu bạn dùng quá nhiều 1 lúc.
Ngoài ra, việc sử dụng hạt sen và tâm sen sai cách còn gây ra những tác dụng phụ không mong muốn mà rất nhiều người còn chưa biết. Cụ thể:
Trộn hạt sen để nấu cháo chỉ làm trẻ thêm khó tiêu
Cho rằng hạt sen bổ, lại giúp các bé ngủ ngon hơn nên không ít phụ huynh dùng loại hạt này ninh cùng với cháo cho con ăn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hạt sen không có nhiều ý nghĩa về mặt dinh dưỡng, thậm chí còn làm trẻ khó tiêu hoá.
Nguyên nhân do hệ thống tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm vì còn quá non nớt không thể hấp thụ được các chất, ngược lại, có thể gây dị ứng và mẩn đỏ. Vì vậy không nên trộn các loại hạt sen để nấu cháo cho bé vì sẽ gây nên chứng đầy bụng, khó tiêu và biếng ăn ở trẻ nhỏ.
Ngoài ra, phụ huynh cũng lưu ý không nên cho trẻ ăn tâm sen vừa đắng, vừa có độc tính.
Hạt sen là “sát thủ” với người bị bệnh tim mạch
Hạt sen được khuyến cáo không dùng cho những người bị bệnh tim mạch bởi trong tâm sen có chứa độc tính alkaloid gây tác động mạnh và ảnh hưởng đến tim.
Do đó, những người mắc bệnh tim khi dùng hạt sen nhất thiết phải bỏ tâm hoặc dùng tâm sen (đã khử độc bằng cách sao tâm sen ngả màu vàng nhưng không cháy để độc tố thoát hết ra ngoài) với lượng vừa phải.
An toàn nhất là các bệnh nhân có tiền sử bệnh tim hay các bệnh về tim mạch cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng cũng như thời gian sử dụng hạt sen sao cho an toàn và thực sự hiệu quả.
Sử dụng tâm sen lâu dài làm giảm ham muốn tình dục, giảm trí nhớ...
Mặc dù là 1 thực phẩm bổ dưỡng nhưng hạt sen rất giàu dược tính, không nên dùng trong 1 thời gian dài. Cụ thể, tâm sen có vị đắng, tính lạnh nên dù giúp dễ ngủ nhưng về lâu dài sẽ gây tác dụng không mong muốn.
Đối với những người bị âm hư (nóng trong người) thì đây là vị thuốc cấm kị, thời gian đầu người bệnh sử dụng có thể thấy hiệu quả nên tiếp tục dùng với tâm niệm đã tìm ra cách chữa mất ngủ hiệu quả nhất. Tuy nhiên về lâu dài thì đây chính là nguyên nhân khiến cho cơ thể mệt mỏi, tim đập thất thường, tắc tĩnh động mạch và suy giảm trí nhớ.
Đối với những người khỏe mạnh bình thường, cũng không có nghĩa là dùng tâm sen càng nhiều trong thời gian kéo dài sẽ càng tốt cho sức khỏe. Trái lại, tâm sen có thể khiến bạn bị rối loạn nhịp tim.
Đặc biệt, nếu sử dụng tâm sen triền miên có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, làm giảm ham muốn tình dục, là nguyên nhân khiến nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt và tình trạng bất lực sinh lý ở nam giới.
Không nên dùng hạt sen khi rối loạn tiêu hóa
Trong Đông y, hạt sen có tính bình, không độc nên nếu dùng hạt sen đúng cách hoặc với lượng vừa phải sẽ có tác dụng kiện tỳ – kích thích tiêu hóa hay chữa các bệnh đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá liều thì nó cũng chính là nguyên nhân gây đầy bụng, khó tiêu, táo bón.
Trường hợp đang bị rối loạn tiêu hóa thì bệnh nhân nên hạn chế dùng hạt sen bởi hàm lượng dồi dào các vitamin và khoáng chất trong nó sẽ khiến hệ tiêu hóa khó hấp thu hơn, do đó tình trạng đầy bụng sẽ càng nghiêm trọng hơn.
>>20 thực phẩm sẽ bổ dưỡng hơn nhiều khi ăn cùng nhau chớ nên bỏ qua
V.K (tổng hợp)/Theo VietNamNet
-
Sức khỏe1 giờ trướcTheo y học cổ truyền, lá lốt có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm, đặc biệt các bệnh về đau nhức xương khớp.
-
Sức khỏe5 giờ trướcBị chướng bụng, đau hố chậu trái một tuần không đỡ, người phụ nữ trẻ đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện mắc ung thư hiếm gặp, đã di căn.
-
Sức khỏe6 giờ trướcĂn hàng ngày để duy trì sự sống là vô cùng quan trọng, nhưng thói quen ăn uống sai lầm lại khiến tuổi thọ của bạn bị bòn rút.
-
Sức khỏe10 giờ trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe10 giờ trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe12 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe13 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe23 giờ trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe23 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.