- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sự thật về lớp bọt khí thường nổi lên trong lúc nấu ăn mà nhiều bà nội trợ hay vớt bỏ: Lợi hay hại cho sức khỏe?
Khi các bà nội trợ nấu ăn các món như luộc thịt, ninh xương thường xuất hiện các lớp bọt khí nổi lên trên mặt nước.
Khi các bà nội trợ nấu ăn các món như luộc thịt, ninh xương thường xuất hiện các lớp bọt khí nổi lên trên mặt nước. Vậy nó là gì, liệu có gây hại cho sức khỏe như nhiều người lầm tưởng không?
Khi nấu canh một thời gian dài, nếu để ý kỹ sẽ phát hiện một lớp bọt khí nổi lên trên bề mặt của nồi canh. Nhiều chị em hay nghĩ rằng, lớp bọt này là chất bẩn ở thực phẩm tích tụ lại nên thường sử dụng một cái muỗng để hớt bỏ lớp bọt này đi. Nhưng số khác lại cho rằng chúng là tinh hoa của món canh hầm và có giá trị dinh dưỡng rất cao, không cần phải bỏ đi. Vậy thực hư ra sao?
Lớp bọt khí này thật sự có lợi hay hại cho sức khỏe?
Tại sao lại có bọt khí khi nấu ăn?
Đầu tiên, bạn cần phải hiểu rõ khái niệm "sức căng bề mặt" là gì. Chúng là lực tạo ra bởi các chất lỏng như nước để làm cho bề mặt càng nhỏ càng tốt. Nói một cách đơn giản hơn, nó là lực co của bề mặt chất lỏng.
Nước tinh khiết có sức căng bề mặt khá lớn nên không dễ bị tạo bọt, còn nước dùng thực phẩm có sức căng bề mặt nhỏ nên thường có bọt khí nổi trên bề mặt. Khi nấu thực phẩm, các chất hữu cơ như protein, carbonhydrate… trong thực phẩm sẽ bị hòa tan hoặc phân tán trong nước, tạo ra lớp bọt dày đặc khi nấu liên tục.
Lớp bọt khí này có lợi cho sức khỏe không?
Câu trả lời cuối cùng là CÓ! Bởi bản thân lớp bọt khí đó là một chất dinh dưỡng. Cụ thể hơn, thực phẩm tạo ra bọt là vì nó chứa chất hữu cơ, hòa tan trong nước khi các bà nội trợ sử dụng muỗng để khuấy nồi canh. Ngoài ra, trong lớp bọt khí đó còn chứa khá nhiều chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo, như các vitamin thiết yếu.
Lớp bọt này thật sự rất tốt cho sức khỏe, nhưng chỉ trong trường hợp chị em nấu thực phẩm sạch thôi nhé.
Bên cạnh đó, bọt khí này còn được tạo ra khi pha trà có chứa saponin – một chất có khả năng kháng khuẩn, điều hòa lipid máu và bảo vệ tim mạch. Ngoài ra, bọt có trong sữa đậu nành có chức năng chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch và chống xơ vữa động mạch.
Lớp bọt khí này có chứa các tạp chất gây hại không?
Như đã nói ở trên, lớp bọt khí này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cùng các chất hữu cơ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nó cũng không phải tốt hoàn toàn, bởi các loại thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu… có trong thực phẩm cũng có thể nhân cơ hội này để xâm nhập vào lớp bọt.
Tuy nhiên, cho đến hiện nay thì vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy lớp bọt khí này gây hại đến sức khỏe. Nhưng nếu chế biến các thực phẩm do chính tay bạn nuôi trồng thì lớp bọt khí này không có gì phải lo lắng, hãy yên tâm ăn luôn chúng để tốt hơn nhé.
Làm thế nào để xử lý lớp bọt khí đúng cách?
1. Bọt từ các loại thịt hầm
Hầu hết bọt được tạo ra từ các loại thịt hầm ngay sau khi được đun sôi là do phần máu thừa, cặn và protein trong thịt sau khi biến dạng ở nhiệt độ cao. Phần bọt này có mùi tanh, nếu không vớt sẽ làm ảnh hưởng đến hình thức lẫn mùi vị của món ăn. Thế nên chị em hãy dùng muỗng hớt bỏ lớp bọt đầu đi nhé, còn các lớp bọt sau có thể giữ lại được.
2. Bọt trong sữa đậu nành
Khi chế biến sữa đậu nành, lớp bọt khí này sẽ được tạo ra rất nhiều do hàm lượng saponin dồi dào trong đậu nành. Thế nên, tuyệt đối không nên vớt chúng ra bởi lớp bọt này rất tốt cho sức khỏe. Nếu chị em không thích thì có thể thử giảm nhiệt độ nấu xuống, hoặc thêm vài giọt dầu ăn vào sữa rồi nấu tiếp sẽ làm giảm lượng bọt đi đáng kể.
3. Bọt khi rót bia
Nhiều người hay sợ rằng lớp bọt bia giàu purine sẽ làm gia tăng sự sản xuất axit uric gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, điều này là không đúng. Bởi bọt bia được tạo ra bởi protein có trong bia lên men, được hình thành từ carbon dioxide trong bia. Ngoài ra, bản thân bia là một loại thực phẩm có hàm lượng purine thấp. Thế nên, hãy kệ chúng và tận hưởng ly bia tươi mát lạnh bên người thân nhé.
Theo Helino
-
Sức khỏe24 phút trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe37 phút trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe3 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe3 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe13 giờ trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe13 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe15 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe20 giờ trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe23 giờ trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCá là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn cá cùng một số loại thực phẩm "đại kỵ" có thể gây ra những phản ứng hóa học bất lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcOmega-3 là một trong những chất có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng bổ sung quá liều lượng cho phép sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới cơ thể.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười đàn ông đi cấp cứu trong tình trạng tê bì chân tay, ngất, mất kiểm soát đại tiểu tiện sau khi dùng củ ấu tàu để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh xương khớp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu từ Úc cho thấy thói quen nhâm nhi một món ăn vặt phổ biến có thể giúp người cao tuổi có thêm 3,9 năm sống khỏe mạnh.