- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sự thật về tác dụng phụ nhiều người gặp phải sau tiêm vaccine Covid-19
Nghiên cứu mới chỉ ra 2/3 báo cáo về tác dụng phụ sau tiêm vaccine Covid-19 có thể không đúng và nó xuất hiện là do "phản ứng nocebo".
Tác dụng phụ sau tiêm vaccine Covid-19 là vấn đề nhiều người quan tâm, thậm chí lo lắng. Nghiên cứu mới từ Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess, Boston, Mỹ, phát hiện hàng loạt tác dụng phụ sau tiêm vaccine Covid-19 mà người nhận báo cáo có thể là do "phản ứng nocebo" và chúng có thể chỉ là cảm giác giả.
2/3 báo cáo về tác dụng phụ của vaccine Covid-19 có thể là giả
Nghiên cứu được công bố trên JAMA Network ngày 18/1. Theo ABC News, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra 12 cuộc thử nghiệm về độ an toàn của vaccine Covid-19 có sự tham gia của 45.380 người được tiêm vaccine hoặc giả dược. Trong đó, 22.802 người được tiêm vaccine ngừa Covid-19 thật, 22.578 người còn lại được tiêm giả dược để đối chứng. Không ai trong số những người này biết mình được tiêm vaccine hay giả dược.
Sau đó, nhóm tác giả so sánh tỷ lệ gặp tác dụng phụ được báo cáo ở người được tiêm giả dược và thuốc thật.
Nghiên cứu từ nhóm chuyên gia tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess phát hiện 2/3 báo cáo về phản ứng phụ sau tiêm vaccine Covid-19 có thể không phải là thật. Ảnh: Nature.
Từ đây, họ phát hiện sau lần tiêm đầu tiên, 2/3 số người gặp phải những phản ứng phụ như đau đầu, mệt mỏi là do "phản ứng nocebo". Ngoài ra, 25% số người được tiêm giả dược cũng gặp tác dụng phụ như đau cánh tay, do hiệu ứng giả dược.
Sau mũi tiêm thứ nhất, 46,3% người được tiêm vaccine báo cáo tác dụng phụ toàn thân như nhức đầu, mệt mỏi. 66,7% báo cáo tác dụng phụ tại chỗ như đau nhức hoặc sưng tấy tại vị trí tiêm.
Đặc biệt, 35,2% người được tiêm giả dược cũng gặp tác dụng phụ toàn thân và 16,2% gặp tác dụng phụ tại chỗ. Đây đều là những phản ứng giả.
Khi đối chiếu và phân tích giữa hai nhóm, các tác giả kết luận ở người tiêm vaccine Covid-19 thật, 76% tác dụng phụ toàn thân và 24% tác dụng phụ tại chỗ chỉ là phản ứng giả do hiệu ứng nocebo. Tỷ lệ gặp hiệu ứng này giảm rõ sau liều thứ hai, có thể vì người được tiêm đã bớt lo âu.
Hiệu ứng giả dược (placebo) xảy ra khi bệnh nhân tin rằng phương thuốc, cuộc phẫu thuật hay việc điều trị nào đó sẽ có tác dụng nhất định, đến mức họ tự cảm nhận được kết quả mà mình mong đợi sau khi điều trị. Tuy nhiên, trên thực tế, họ không được phẫu thuật, loại thuốc họ uống cũng không phải thuốc thật.
Với người tiêm giả dược, họ thường được nhận nước muối sinh lý - thứ không thể gây bất cứ tác dụng có lợi hoặc có hại nào. Song, một số người vẫn có cảm giác cơ thể gặp phải tác dụng phụ nào đó.
Trong khi đó, với những được tiêm thuốc thật, một số thực sự gặp khó chịu do các phản ứng phụ. Song, cũng không ít người cho rằng cơ thể đang xuất hiện tác dụng phụ, nguyên nhân là tâm lý lo âu quá mức về việc tiêm chủng. Đây cũng chính là “phản ứng nocebo”. Điều này cũng giải thích vì sao những người ít lo lắng về việc tiêm vaccine ít gặp tác dụng phụ khó chịu hơn.
Hồi hộp, lo âu trước khi tiêm có thể khiến chúng ta gặp ảo giác về những tác dụng phụ. Ảnh: Freepik.
Tác dụng phụ sau tiêm vaccine Covid-19 không phổ biến như bạn vẫn nghĩ
Theo Giáo sư, tiến sĩ William Schaffner, chuyên gia về y tế dự phòng và bệnh truyền nhiễm tại Đại học Vanderbilt, đây là hiện tượng nổi tiếng trong giới khoa học và rất cần được nghiên cứu khi phát triển vaccine, thuốc.
“Sau tiêm, mọi người nhận thức rõ hơn về việc họ có thể đã được nhận loại dược phẩm nào đó và có xu hướng báo cáo về mọi cảm giác mà họ cảm thấy. Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của trí óc con người” – GS William nói.
Các chuyên gia cho rằng hiệu ứng giả dược là ví dụ mạnh mẽ về mối liên hệ giữa tâm trí, cơ thể và hoàn cảnh của chúng ta.
Trong nghiên cứu của Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess, số lượng báo cáo về tác dụng phụ do hiệu ứng giả dược giảm xuống còn một nửa sau khi các tình nguyện viên tiêm mũi thứ hai. Tần suất gặp tác dụng phụ thấp hơn ở những người nhận giả dược sau mũi 2 và ngược lại ở người được tiêm vaccine. Điều này giúp củng cố giả thuyết về hiện tượng giả dược của nhóm tác giả.
Các chuyên gia được ABC News phỏng vấn cho hay kết quả của nghiên cứu trên giúp chúng ta nhận thức đúng về những tác dụng phụ có thể gặp phải sau tiêm vaccine Covid-19. Trên thực tế, các phản ứng phụ có thể không phổ biến như bạn vẫn nghĩ và không có gì phải lo lắng về việc tiêm vaccine này.
TS Ted J.Kaptchuk, chuyên gia tại Trường Y khoa Harvard và Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess, nhấn mạnh các triệu chứng không đặc hiệu như nhức đầu, mệt mỏi đặc biệt nhạy cảm với phản ứng nocebo. Đây cũng là các tác dụng phụ phổ biến nhất được báo cáo sau tiêm vaccine Covid-19.
Vị chuyên gia cho rằng các thông tin không khéo léo về tác dụng phụ của vaccine Covid-19 cũng khiến nhiều người gặp hiệu ứng nocebo hơn và hiểu được điều này có thể góp phần giảm đáng kể lo âu trong cộng đồng, do dự vaccine.
Theo Zing
-
Sức khỏe2 giờ trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe2 giờ trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe5 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe5 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe15 giờ trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe16 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe17 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe22 giờ trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCá là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn cá cùng một số loại thực phẩm "đại kỵ" có thể gây ra những phản ứng hóa học bất lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcOmega-3 là một trong những chất có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng bổ sung quá liều lượng cho phép sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới cơ thể.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười đàn ông đi cấp cứu trong tình trạng tê bì chân tay, ngất, mất kiểm soát đại tiểu tiện sau khi dùng củ ấu tàu để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh xương khớp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu từ Úc cho thấy thói quen nhâm nhi một món ăn vặt phổ biến có thể giúp người cao tuổi có thêm 3,9 năm sống khỏe mạnh.