Tác hại nguy hiểm của chè xanh nếu uống sai cách

Chè xanh là thức uống rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu uống sai cách có thể gặp những tác dụng phụ không tốt.

Chè xanh (trà xanh) được xem là thức uống lành mạnh và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nước chè xanh cũng có nhiều tác hại với sức khỏe nếu sử dụng sai cách. Vậy, uống nước chè xanh có tác hại gì?

Tổng quan về chè xanh

Báo Thanh Niên dẫn lời bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết chè xanh là loài thực vật thân nhỡ, cao từ 5 - 6 m, một số cây có thể phát triển đến 10 m. Tên gọi khoa học của cây chè là Camellia sinensis. Cây mọc thành bụi, phân nhánh nhiều, thân và cành có màu nâu, một số cành non có màu xanh lục.

Lá và búp chè xanh được dùng với nhiều giá trị dược liệu. Lá chè xanh được thu hái vào mùa xuân, chỉ thu hái những lá trà và búp trà non. Sau đó rửa sạch đem sắc uống hoặc vò rồi sao khô để dùng dần.

"Lá chè xanh là loại thực phẩm làm thức uống phổ biến trong nhiều nền văn hóa, mang lại một số lợi ích sức khỏe quan trọng, như bảo vệ sức khỏe của não, tim và xương của chúng ta cũng như làm đẹp da. Tuy nhiên, sử dụng không đúng cách có thể gây hại cho cơ thể. Vì vậy bạn nên dùng chè xanh vào thời điểm và liều lượng thích hợp", bác sĩ Vũ chia sẻ.

Lá chè xanh chứa nhiều thành phần hóa học, bao gồm flavonoid, saponin triterpen, caffeine, tanine, quercetin, tinh dầu, acid ascorbic (vitamin C), riboflavin (vitamin B), carotene, acid malic, theophylline, xanthin, acid oxalic, kaempferol…

Các hợp chất này có tác dụng tuyệt vời như cầm tiêu chảy, giảm nguy cơ ung thư, ngăn ngừa và bảo vệ tim mạch, chống lão hóa, duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh, tăng cường trí nhớ, bảo vệ gan, kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm, hỗ trợ điều trị hen suyễn và giảm nguy cơ sâu răng.

Uống nước chè xanh có tác hại gì?

Chè xanh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ với sức khỏe nếu như bạn sử dụng nước chè xanh sai cách. Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời ThS Dinh dưỡng Đặng Thị Hoàng Khuê - Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Trung ương Quảng Nam, cho biết, chè xanh được coi là một trong những đồ uống an toàn và lành mạnh nhất để tiêu thụ.

Tuy nhiên, một số điều cần lưu ý khi uống trà xanh. Phần lớn những người uống trà gặp rất ít tác dụng phụ khi uống trà, chủ yếu thường gặp ở những người nhạy cảm với caffeine hoặc tannin.

Vì vậy với những người gặp phải tác dụng phụ, hãy luôn tiêu thụ ở mức độ vừa phải và tránh đồ uống nếu nhạy cảm với caffeine.

 

Tác hại nguy hiểm của chè xanh nếu uống sai cách-1

Nước chè xanh nếu sử dụng sai cách có thể gây hại cho sức khỏe

Vấn đề về tiêu hóa

Nước chè xanh có thể gây kích ứng dạ dày khi pha quá đặc hoặc uống khi bụng đói. Trà xanh chứa tannin có thể làm tăng lượng acid trong dạ dày. Acid dư thừa có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa bao gồm táo bón, trào ngược acid và buồn nôn. Pha chè xanh với nước quá nóng có thể làm trầm trọng thêm những tác dụng phụ này. Nên pha trà xanh với nước từ 72 – 82 độ C.

Trà xanh cũng có thể gây tiêu chảy khi tiêu thụ với số lượng lớn. Caffeine tạo ra tác dụng nhuận tràng vì nó kích thích cơ đại tràng co bóp và giải phóng thường xuyên hơn. Điều này dẫn đến việc phải đi vệ sinh thường xuyên hơn và có thể gây khó chịu cho dạ dày. Nếu bạn bị hội chứng ruột kích thích, hãy tránh uống chè xanh.

Để tránh những tác dụng phụ này, không nên uống trà xanh khi bụng đói. Thay vào đó, hãy tiêu thụ chè xanh sau mỗi bữa ăn. Nếu bị bệnh trào ngược acid, loét dạ dày, hãy tránh uống chè xanh vì có thể làm tăng acid.

Caffein có thể gây đau đầu

Chè xanh có thể gây đau đầu ở một số người vì nó chứa caffeine. Những người bị chứng đau nửa đầu thỉnh thoảng có thể uống chè xanh. Vì vậy nên tránh uống chè xanh mỗi ngày nếu bị đau đầu hàng ngày và nhạy cảm với caffeine.

Vấn đề về giấc ngủ

Chè xanh chứa hợp chất gây mất ngủ là caffeine. Trà xanh chỉ chứa một lượng nhỏ caffeine nhưng vẫn có thể gây khó ngủ cho những người nhạy cảm với caffeine. Điều này là do các hợp chất hóa học trong trà xanh ngăn cản việc giải phóng các hormone như melatonin, giúp hỗ trợ giấc ngủ. Do đó, những người nhạy cảm với caffeine nên uống chè xanh không muộn hơn 5 giờ trước khi đi ngủ.

Những người bị thiếu sắt nên hạn chế hoặc tránh hoàn toàn chè xanh. Chất tannin trong trà có thể liên kết với sắt và ngăn cơ thể bạn hấp thụ sắt, điều này có thể khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, những người tránh caffeine nên tránh chè xanh. Thay vào đó, hãy chọn các loại trà hoàn toàn không chứa caffeine, chẳng hạn như bạc hà và hoa cúc.

Nhịp tim và huyết áp không đều

Chè xanh có thể gây nhịp tim không đều, tác dụng phụ này rất hiếm và cần nghiên cứu thêm để kiểm tra các hợp chất chính xác đằng sau việc tăng nhịp tim.

Nhiều nghiên cứu cho thấy uống trà có thể giúp giảm huyết áp, nhưng một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng trà xanh vẫn có thể ảnh hưởng đến huyết áp, trà xanh làm tăng huyết áp do có chứa caffeine, uống trà xanh có thể ảnh hưởng đến một số loại thuốc huyết áp bao gồm Corgard. Nếu bị bệnh tim, hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn trước khi uống trà xanh.

Không an toàn với phụ nữ mang thai, sinh con và cho con bú

Nồng độ caffein trong trà đặc cao tới 10%, sẽ làm tăng tần suất đi tiểu và nhịp tim của bà bầu, đồng thời tăng tải cho tim và thận. Nhiều khả năng gây nhiễm độc thai nghén, nên uống ít trà sẽ tốt hơn.

Uống quá nhiều trà trước khi sinh, chất caffein trong trà sẽ gây hưng phấn và gây mất ngủ.

Phụ nữ cho con bú không nên uống quá nhiều trà. Nồng độ axit tannic cao trong trà dẫn đến ức chế quá trình tiết sữa, gây tiết sữa không đủ.

Trên đây là những tác hại của nước chè xanh nếu sử dụng sai cách. Hãy sử dụng nước chè xanh đúng cách để tốt cho sức khỏe nhé.

Theo VTC

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtcnews.vn/tac-hai-nguy-hiem-cua-che-xanh-neu-uong-sai-cach-ar922412.html

Trà xanh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.