- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tại sao không bao giờ nên ngâm bát đĩa bẩn qua đêm?
Ngâm bát đĩa bẩn qua đêm không những không giúp việc rửa chúng dễ dàng hơn mà ngược lại còn có thể gây hại sức khỏe.
Nhiều người có thói quen ngâm bát đĩa trong bồn rửa với nước ấm hoặc để qua đêm để việc rửa bát sau đó dễ dàng hơn, vì các vết bẩn đã được loại bỏ. Điều này nghe qua có vẻ cũng hợp lý, thế nhưng, theo các chuyên gia y tế, đây lại là thói quen gây hại nhiều hơn.
Tại sao không nên ngâm bát đĩa bẩn qua đêm?
Theo thông tin đưa trên tạp chí Mental Floss, một báo cáo của Tập đoàn Truyền thông Úc (Australian Broadcasting Corporation) cho thấy rằng thói quen ngâm bát đĩa bẩn qua đêm thực sự có thể khiến chúng... bẩn hơn. Bạn để bát đĩa chưa rửa trong bồn rửa càng lâu, vi khuẩn sẽ càng có nhiều thời gian phát triển. Điều này càng đặc biệt đúng nếu bạn ngâm bát đĩa bẩn trong nước nóng.
Vi trùng có hại trong bồn rửa của bạn có thể đến từ nhiều nguồn. Ví dụ như vi khuẩn như E.coli hoặc salmonella có thể xuất phát từ thịt sống hoặc hải sản. Chúng dễ dàng bám lại trên dao và thớt sau khi chế biến. Trong những trường hợp như vậy, tốt nhất bạn nên rửa bát đĩa có khả năng bị nhiễm khuẩn ngay lập tức để ngăn chặn bất kỳ mầm bệnh nào lây lan. Vi trùng cũng có thể bắt nguồn từ trái cây, rau, sữa, tay và thậm chí cả đường ống thoát nước. Trong bồn rửa nhà bếp, một lượng nhỏ vi khuẩn cũng có thể sinh sôi nhanh chóng. Các bồn rửa là môi trường ẩm ướt, chứa đầy "chất dinh dưỡng" từ các mảnh vụn thức ăn thừa. Nói cách khác, chúng là nơi sinh sản lý tưởng của vi khuẩn.
Cho dù cảm thấy uể oải như thế nào sau bữa tối, bạn cũng nên rửa chén càng sớm càng tốt để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Nếu bạn không sử dụng máy rửa chén bát, hãy dùng nước nóng và xà phòng để rửa bát đĩa.
2 sai lầm khác cần loại bỏ ngay khi rửa bát
1. Không thay khăn rửa bát
Nhìn bề ngoài thì có vẻ khăn rửa bát của nhà bạn vẫn có thể tiếp tục dùng nhưng thực tế thì vật dụng này cũng có "hạn sử dụng". Các nghiên cứu đã chứng minh rằng khăn rửa bát chính là một trong những nơi mà vi khuẩn tụ tập nhiều nhất và nó còn bẩn hơn cả bồn cầu. Theo một nghiên cứu của Charles Gerba – nhà vi sinh vật học tại Đại học Arizona (Mỹ) thì trung bình sẽ có khoảng 10 triệu vi khuẩn/2.54cm2 trong mỗi miếng rửa chén nhưng bồn cầu chỉ tầm 50 vi khuẩn/2.54cm2 mà thôi. Chưa kể chúng còn phát triển và phân chia mỗi 20 phút, làm miếng rửa chén bẩn gấp 200.000 bồn cầu và gấp 20.000 lần khăn lau bếp.
Chính vì vậy, đối với khăn rửa bát, ngoài việc làm sạch chúng sau mỗi lần sử dụng thì chúng ta còn phải thay thường xuyên.
Vệ sinh khăn rửa bát thế nào mới đúng?
Theo Phòng thí nghiệm An toàn và Công nghệ Thực phẩm ARS của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), có 2 phương pháp có tác dụng khử trùng khăn rửa bát là dùng máy rửa bát hoặc quay trong lò vi sóng.
Máy rửa bát có tính năng diệt khuẩn và điều này giúp loại bỏ hoàn toàn chất bẩn cho miếng bọt biển khá tốt. Hoặc sau khi rửa bát xong, hãy vắt thật khô và đem vào quay trong lò vi sóng khoảng 1-5 phút. Dưới nhiệt độ cao, các tạp chất lẫn vi khuẩn sẽ dần bị tiêu diệt và giúp chén đĩa không bị nhiễm khuẩn cho lần sử dụng sau. Nếu khăn rửa bát nhà bạn là vật dụng dễ cháy thì không nên sử dụng cách này.
Sau bao lâu thì nên thay khăn rửa bát
Thời hạn tốt nhất để miếng rửa chén hoạt động "hết công suất" là khoảng 2 tuần. Chỉ cần thay mới 2 tuần/lần, bạn sẽ ngăn chặn vi khuẩn lây lan và phát triển trong nhà bếp. Tuy nhiên, bạn cũng nên vứt ngay lập tức nếu nó có mùi hôi khó chịu cho dù đã làm sạch rất nhiều lần.
2. Dùng quá nhiều nước rửa bát
Tương tự như giặt quần áo của bạn, điều tương tự cũng áp dụng cho việc rửa bát đĩa. Bạn không cần nhiều chất tẩy rửa khi rửa bát. Sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa có thể khiến bạn khó rửa sạch hết. Một khi lượng hóa chất dính trên bát, đĩa không được loại bỏ hết, chúng sẽ thôi ra thức ăn khi bạn sử dụng bát, đĩa đó và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Bạn nên dùng lượng nước rửa bát vừa phải so với lượng chén đĩa cần rửa. Nếu có quá nhiều bát đĩa, bát nên lấy nước rửa bát thành nhiều lần, dùng hết lại lấy tiếp, sau đó rửa lại thật kĩ với nước sạch để hạn chế lượng hóa chất còn lại trên bát, đĩa. Nếu có thể, hãy tráng bát, đĩa qua nước nóng sau đó để làm sạch hơn.
Rửa bát đĩa đúng cách như thế nào?
- Loại bỏ càng nhiều thức ăn khỏi bát đĩa càng tốt
- Đeo găng tay cao su khi rửa
- Đổ đầy bồn rửa bằng nước nóng nhất có thể
- Sử dụng chất tẩy rửa/nước rửa chén bát
- Sử dụng khăn rửa bát hoặc bàn chải sạch để chà rửa bát đĩa, loại bỏ các hạt thức ăn
- Làm khô bát đĩa của bạn trước khi cất chúng đi
Theo Tổ Quốc
-
Sức khỏe7 giờ trướcLà một trong những người có tuổi thọ cao nhất Trung Quốc, nhiều người cho rằng cụ Lin Shemu sẽ có những bí quyết giữ gìn sức khỏe khắt khe. Tuy nhiên, sự thật thì ngược lại.
-
Sức khỏe11 giờ trướcBơ là loại quả nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ, dưới đây là những người nên ăn quả bơ thường xuyên.
-
Sức khỏe15 giờ trướcGấc không chỉ là nguyên liệu giúp các món ăn trở nên thơm ngon, đẹp mắt, mà còn có những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe của bạn.
-
Sức khỏe16 giờ trướcCác thành phần của cây chay từ quả, lá, vỏ đến rễ đều được dùng làm thuốc. Quả chay trở thành món ăn tốt cho sức khỏe đặc biệt là cơ quan tiêu hóa.
-
Sức khỏe16 giờ trướcĐi bộ là hoạt động thể dục tốt cho sức khoẻ, vậy nên đi bộ vào buổi tối hay buổi sáng?
-
Sức khỏe19 giờ trướcUống nước ấm vào buổi sáng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, bạn cần kết hợp thói quen này với một lối sống khoa học và lành mạnh.
-
Sức khỏe21 giờ trướcNhiều người vẫn thường bỏ chuối quá chín đi không ăn, nhưng chuối quá chín lại rất tốt cho sức khoẻ, dưới đây là những lợi ích của chuối quá chín với sức khoẻ.
-
Sức khỏe23 giờ trướcTất cả 4 nạn nhân nặng vụ phóng hoả tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) đã tự thở tốt, đang trong quá trình hồi phục.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhông chỉ quả ổi mà lá ổi cũng rất tốt cho sức khoẻ, dưới đây là những người nên uống nước lá ổi thường xuyên.
-
Sức khỏe1 ngày trướcHPV là thủ phạm hàng đầu gây ung thư cổ tử cung ở nữ. Virus này dễ lây nhiễm hơn cả HIV, viêm gan B.
-
Sức khỏe1 ngày trướcGiám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ) thông tin về diễn biến sự việc sản phụ 29 tuổi tử vong sau sinh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcGiai đoạn đầu mùa khô nhưng khu vực Nam bộ đang xuất hiện những cơn mưa trái mùa, thời tiết nóng lạnh thất thường. Bác sĩ cảnh báo khi nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột, trẻ sẽ đối mặt với nguy cơ nhiễm siêu vi gây biến chứng viêm cơ tim tối cấp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTrứng là thực phẩm tốt cho sức khoẻ được nhiều người yêu thích, vậy trứng luộc và trứng chiên cái nào tốt hơn?
-
Sức khỏe1 ngày trướcMột học sinh ở Nghệ An phải nhập viện cấp cứu nghi do điện thoại phát nổ trong lúc sạc. Vụ nổ đã gây thương tích nghiêm trọng cho nam sinh này.