Tăng kích thước vòng bụng là tăng nguy cơ mắc 10 loại ung thư, ngay cả ở người gầy

Chất béo quanh vùng bụng, thường được gọi là mỡ nội tạng là thứ bạn cần lo lắng nhất. Nó phản ánh một phần những quá trình sinh học đang diễn ra trong cơ thể chúng ta.

Chất béo quanh vùng bụng, thường được gọi là mỡ nội tạng là thứ bạn cần lo lắng nhất. Nó phản ánh một phần những quá trình sinh học đang diễn ra trong cơ thể chúng ta. Khi được sử dụng tương đương với BMI, chất béo vùng bụng có thể là nguyên nhân thứ 2 đứng sau thuốc lá trong việc dự đoán ung thư.

Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Mỗi một cm vòng bụng tăng lên đều đi đôi với nguy cơ mắc ung thư lớn hơn, ngay cả khi toàn bộ cơ thể bạn được coi là gầy.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng vòng bụng lớn nên được coi là một dấu hiệu nguy hiểm. Nó liên quan chặt chẽ tới nguy cơ ung thư, tương tự các yếu tố khác như thừa cân, béo phì.

Các nhà khoa học tại Cơ quan nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC), trực thuộc WHO cho biết: Với mỗi 4,3 inch (tương đương 11 cm) vòng eo tăng lên, nguy cơ phát triển nhóm bệnh ung thư liên quan đến chất béo cũng tăng 13%.

Không phải tất cả các khối u ung thư đều được thúc đẩy bởi chất béo và tình trạng thừa cân, nhưng các nhà nghiên cứu chỉ ra ít nhất 10 loại bao gồm: ung thư ruột, thực quản, dạ dày, gan, túi mật, tụy, tử cung, buồng trứng, thận và ung thư vú.

Tăng kích thước vòng bụng là tăng nguy cơ mắc 10 loại ung thư, ngay cả ở người gầy - Ảnh 1.

Khi bạn có một vòng eo lớn, rủi ro cao nhất bạn phải đối mặt là ung thư ruột. Các nhà khoa học cho biết mỗi 8cm vòng eo tăng lên khiến nguy cơ ung thư ruột tăng theo 15%.

Nghiên cứu mới được công bố hôm qua trên Tạp chí Ung thư Anh, cho biết mỡ thừa có thể thay đổi nồng độ hooc-môn giới tính trong cơ thể như estrogen và testosterone.

Nó cũng liên quan đến sự tăng nồng độ insulin, dẫn đến viêm rồi tăng nguy cơ ung thư.

Trước đây, chất béo đã được để ý trong mối quan hệ với nguy cơ ung thư, nhưng chúng ta mới chỉ tính đến lượng của chúng. Vì thế mà chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) được liệt kê khi dự đoán nguy cơ ung thư.

Tuy nhiên, bây giờ các nhà khoa học nói vị trí chất béo dự trữ trong cơ thể cũng là một mối quan tâm. Không phải nơi nào trên cơ thể có chất béo cũng làm tăng nguy cơ của bệnh tật theo cùng một tỷ lệ.

Tiến sĩ Heinz Freisling, tác giả nghiên cứu đến từ IARC nói: “Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cả chỉ số khối lượng cơ thể BMI và nơi chất béo được trữ trong cơ thể là những chỉ số tốt để đánh giá nguy cơ ung thư liên quan đến béo phì”.

Cụ thể, ông chỉ đích danh chất béo quanh vùng bụng, thường được gọi là mỡ nội tạng là thứ bạn cần lo lắng nhất. Nó phản ánh một phần những quá trình sinh học đang diễn ra trong cơ thể chúng ta.

Khi được sử dụng tương đương với BMI, chất béo vùng bụng có thể là nguyên nhân thứ 2 đứng sau thuốc lá trong việc dự đoán ung thư. Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc ít nhất 13 loại ung thư khác nhau, còn béo phì và mỡ bụng là 10 loại.

Tăng kích thước vòng bụng là tăng nguy cơ mắc 10 loại ung thư, ngay cả ở người gầy - Ảnh 2.

Mỡ nội tạng tích tụ xung quanh bụng là một mối nguy cơ cho nhiều căn bệnh, không chỉ ung thư

Nghiên cứu của IARC thu thập dữ liệu từ một số lượng rất lớn người tham gia, 43.000 người được theo dõi trong vòng 12 năm. Trong khoảng thời gian này, có 1.600 người đã mắc 1 trong 10 loại ung thư được kể đến.

Điều quan trọng ở đây là mọi người đã được thông báo về một chỉ số phản ánh nguy cơ ung thư, để tìm cách phòng chống bệnh tật, tiến sĩ Julie Sharp đến từ Cơ quan nghiên cứu ung thư Anh cho biết.

Sẽ không có gì đảm bảo giúp bạn tránh được ung thư 100%, nhưng giữ cân nặng trong mức lành mạnh sẽ có nhiều lợi ích”.

Để ý đến vòng eo của bạn và rèn luyện cho mình một lối sống hợp lý, ăn uống, tập thể dục và vận động cơ thể là cách giúp bạn phòng chống ung thư và duy trì một sức khỏe lý tưởng.

Theo Trí thức trẻ


béo phì

ung thư


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.