- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tay chân miệng tại Hà Nội vào đỉnh dịch: Triệu chứng nguy hiểm nhất
Theo nhận định, tháng 4 và 5 là cao điểm bệnh tay chân miệng nên trong thời gian tới sẽ tiếp tục ghi nhận số ca mắc và ổ dịch.
Tay chân miệng tại Hà Nội vào đỉnh dịch lần một
Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 12/4 đến 19/4), toàn thành phố ghi nhận 186 ca mắc tay chân miệng, tăng 25 ca mắc so với tuần trước đó. Bệnh nhân phân bố tại 26 quận, huyện, thị xã.
Theo nhận định, tháng 4 và 5 là cao điểm bệnh tay chân miệng nên trong thời gian tới sẽ tiếp tục ghi nhận số ca mắc và ổ dịch.
CDC Hà Nội nhận định bệnh tay chân miệng có hai chu kỳ đỉnh dịch vào tháng 4, 5 và tháng 9, 10.
Trẻ có tổn thương tay chân miệng điển hình (Ảnh: Trịnh Nguyễn).
Hiện thành phố bước vào đỉnh dịch tay chân miệng chu kỳ lần một, thời gian tới sẽ tiếp tục ghi nhận ca bệnh và ổ dịch.
Không riêng gì Hà Nội, dịch tay chân miệng cũng nóng trên cả nước. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, đến nay cả nước có 13.746 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng hơn 3.000 ca so với số liệu Bộ Y tế công bố trong cuộc họp phòng chống dịch trực tuyến toàn quốc ngày 10/4.
Dấu hiệu "báo động đỏ"
Theo BS Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Coxsackie virus A16 (CA16) và Enterovirus 71 (EV71) là 2 nhóm tác nhân gây bệnh tay chân miệng thường gặp.
Trong đó, bệnh nhân nhiễm chủng virus EV71 thường sẽ có diễn biến nặng hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi, suy hô hấp, suy tuần hoàn. Với các trường hợp diễn biến nặng, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong.
BS Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Ảnh: Bác sĩ cung cấp).
Với các căn bệnh nhiễm virus cấp tính, tình trạng chuyển độ có thể tiến triển rất nhanh, gây biến chứng nguy hiểm tới tính mạng. Bởi vậy mà các bậc cha mẹ cần hết sức chú ý tới các dấu hiệu của bệnh.
Trẻ mắc tay chân miệng thường có các dấu hiệu như:
- Sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao).
- Tổn thương ở da (dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…).
- Một số trẻ chỉ có biểu hiện loét miệng hoặc nổi nốt nhỏ ở mông hay bẹn, nếu gia đình không chú ý thì rất khó phát hiện.
Khi trẻ có tổn thương ở da đi kèm hoặc không kèm sốt có thể chăm sóc trẻ tại nhà. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ có các biểu hiện sau cần kịp thời đưa trẻ nhập viện điều trị:
- Sốt cao liên tục không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt.
- Mệt mỏi, không chơi, bỏ ăn, ngủ nhiều, lơ mơ…
- Giật mình nhiều (>= 2 lần trong 30 phút).
- Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc ở tay, chân.
- Thở nhanh, thở bất thường (ngưng thở, thở nông, rút lõm ngực, khò khè...).
- Run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.
4 lưu ý khi tay chân miệng phức tạp
Theo Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, hiện tay chân miệng đang diễn biến phức tạp, các gia đình cần lưu ý:
- Cha mẹ không nên chủ quan khi thấy con có các biểu hiện như lên mụn nước, bọng nước ở niêm mạc miệng, ở bàn chân, bàn tay, mông, gối… cần đi khám để xác định bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp.
- Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có nguy cơ có thể chuyển độ bất cứ lúc nào. Vì vậy, ngay cả khi trẻ đã được khám, có chẩn đoán theo dõi bệnh tay chân miệng độ nhẹ được kê đơn điều trị ngoại trú, cha mẹ cũng cần theo dõi sát.
- Khi có bất kỳ dấu hiệu chuyển độ nào như: sốt cao liên tục không đáp ứng thuốc hạ sốt, quấy khóc vô cớ, nôn nhiều, giật mình nhiều, run/yếu chi,… hay các dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế tái khám để được điều trị kịp thời.
- Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có vaccine phòng ngừa đặc hiệu. Vì vậy, phòng lây nhiễm là rất quan trọng: hạn chế tối đa tiếp xúc giữa trẻ bệnh và trẻ lành, vệ sinh tay thường xuyên khi chăm sóc trẻ, vệ sinh đồ chơi và dụng cụ dùng chung.
Theo Dân Trí
-
Sức khỏe5 phút trướcSau khi phát hiện ung thư tuyến tiền liệt, người đàn ông 57 tuổi thừa nhận đã vô cùng ân hận vì không nghe lời khuyên của vợ là đi khám sớm.
-
Sức khỏe14 giờ trướcTrong cơn say sau cuộc nhậu, nam thanh niên đưa “cậu nhỏ” của mình vào vòng bị bạc đạn kim loại để tìm cảm giác lạ khiến dương vật bị kẹt trong vòng bạc đạn, nạn nhân nhập viện trong tình trạng đau đớn.
-
Sức khỏe15 giờ trướcCá là loại thực phẩm ngon, bổ được nhiều người yêu thích, nhưng có một số loại cá được khuyến cáo không nên ăn nhiều vì chứa thuỷ ngân gây hại cho sức khoẻ.
-
Sức khỏe15 giờ trướcNgoài chạy bộ thì đạp xe đạp hàng ngày cũng là hoạt động thể dục được nhiều người yêu thích, dưới đây là tác dụng của việc đạp xe đạp hàng ngày.
-
Sức khỏe16 giờ trướcMột người đàn ông ở Hà Nội đã phải đối mặt với cú sốc lớn khi phát hiện mình mắc cùng lúc hai bệnh lây truyền qua đường tình dục.
-
Sức khỏe17 giờ trướcĐi bộ để giảm cân là hoạt động được nhiều người lựa chọn, vậy nên đi bộ bao nhiêu phút mỗi ngày để giảm cân?
-
Sức khỏe17 giờ trướcCó nhiều gia vị quen thuộc luôn được các đầu bếp nêm nếm vào thức ăn như một phần không thể thiếu. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng gia vị có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe.
-
Sức khỏe19 giờ trướcSữa nghệ, còn được gọi là “sữa vàng”. Đồ uống này là sự kết hợp sữa với bột nghệ và các loại gia vị khác như hạt tiêu đen và gừng. Sữa nghệ có nhiều lợi ích sức khỏe, là lựa chọn hữu ích cho ai mong muốn cải thiện sức khỏe tổng thể.
-
Sức khỏe20 giờ trướcViệc hít thở đúng cách khi sẽ làm tăng hiệu suất của việc chạy bộ nhưng đôi khi chúng ta có thể thở quá nhanh, nín thở trong thời gian dài hoặc thở hổn hển.
-
Sức khỏe21 giờ trướcMùa thu là mùa của rất nhiều loại rau thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe chúng ta không nên bỏ qua.
-
Sức khỏe21 giờ trướcDù đã cuối mùa mưa nhưng số ca mắc sốt xuất huyết tại TPHCM liên tục tăng trong 1-2 tuần qua, nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng sốc, phải truyền chế phẩm máu, hỗ trợ hô hấp.
-
Sức khỏe21 giờ trướcĐi bộ là hoạt động thể dục thể thao được nhiều người yêu thích, nhưng những người mắc bệnh này không nên đi bộ.
-
Sức khỏe22 giờ trướcCủ sen, một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, không chỉ mang đến hương vị thơm ngon, giòn ngọt mà còn ẩn chứa nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc. Với thành phần dinh dưỡng phong phú và đa dạng, củ sen được xem là “nhân sâm nước" cho sức khỏe vàng.
-
Sức khỏe23 giờ trướcGiao mùa là thời điểm cơ thể dễ bị suy yếu và mắc bệnh do sự thay đổi thất thường của thời tiết. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.