Tê tay dấu hiệu cảnh báo hàng loạt bệnh nguy hiểm

Nếu bàn tay, các đầu ngón tay và 2 cánh tay của bạn thường xuyên bị tê bì có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm.

Nếu bàn tay, các đầu ngón tay và 2 cánh tay của bạn thường xuyên bị tê bì có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm.

Hội chứng ống cổ tay

Ống cổ tay là một đường hẹp được hình thành bởi mô liên kết và xương nhỏ ở lòng bàn tay. Gân và dây thần kinh sẽ đi qua đó.

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng viêm hoặc hẹp đường ống, từ đó gây áp lực lên dây thần kinh bên trong do chuyển động tay và ngón tay liên tục trong thời gian dài. Nó gây ra tình trạng tê ở các ngón tay, bàn tay, thậm chí khiến bạn cứng đờ và khó cầm nắm đồ vật.

Hãy để đôi tay được nghỉ ngơi nếu bạn không muốn mắc hội chứng này. Nên đi gặp bác sĩ nếu triệu chứng tê tay của bạn diễn ra thường xuyên và không có dấu hiệu giảm. Nó có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các dây thần kinh và cơ bắp nếu không được điều trị.

Đau dây thần kinh

Nếu sụn, cơ hoặc gân tạo quá nhiều áp lực lên dây thần kinh sẽ khiến nó không thể hoạt động bình thường và đó chính là nguyên nhân gây tê bì. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ khiến bạn bị viêm khớp, làm mòn sụn khớp, vôi cột sống hoặc hình thành khối u trên cột sống. 

Tê tay dấu hiệu cảnh báo hàng loạt bệnh nguy hiểm-1
Người dân không nên chủ quen khi thường xuyên có triệu chứng tê bàn tay, cẳng tay hay ngón tay thường xuyên, là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Các triệu chứng có thể xuất hiện như: Đau nhói hoặc đau rát, cảm giác đau nhói như kim châm, cánh tay cảm thấy yếu, tê.

Đau nửa đầu kèm hào quang

Một số cơn đau nửa đầu kèm xuất hiện hào quang hoặc nhấp nháy giống như cảm giác ánh sáng có thể ảnh hưởng đến thị lực và các giác quan khác của bạn, trong đó gây ra cảm giác tê tay.

Triệu chứng tê cánh tay sẽ thường bắt đầu sau 1 giờ và kéo dài chưa đầy 1 giờ. Ngoài ra, những triệu chứng khác của chứng đau nửa đầu này gồm:

- Thay đổi thị lực hoặc giảm thị lực, bao gồm cả các điểm mù

- Nhìn thấy những đường ngoằn ngoèo, những tia sáng hoặc những ngôi sao

- Yếu cơ

- Khó nói hoặc khó diễn đạt

Bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu tăng cao có thể gây ra bệnh thần kinh đái tháo đường – tổn thương các dây thần kinh.

Bệnh này thường bắt đầu gây tê ở cả hai chân hoặc hai bàn tay cùng với các triệu chứng khác bao gồm:

- Bị ngứa hoặc cảm giác như bị côn trùng đốt

- Đau hoặc chuột rút

- Tăng độ nhạy cảm khi chạm vào (trọng lượng quần áo hoặc khăn trải giường có thể khiến bạn bị đau)

- Yếu cơ

- Mất phản xạ, đặc biệt là ở mắt cá chân

- Các vấn đề nghiêm trọng về chân như loét, nhiễm trùng và đau xương khớp

Không có cách chữa trị bệnh căn bệnh này, nhưng các bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm các triệu chứng.

Các bệnh về dây thần kinh

Các tình trạng liên quan tới dây thần kinh như đa xơ cứng cũng có thể gây nên tình trạng tê bì chân tay. Nếu bạn thấy xuất hiện tình trạng tê tay, chân hoặc gặp vấn đề về ngôn ngữ hay khả năng tập trung, hãy gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

Tác dụng phụ của hóa trị

Một số loại hóa trị ung thư có thể gây tổn thương thần kinh dẫn đến tê hoặc ngứa và đau ở cánh tay, chân, ngón tay, ngón chân hoặc các khu vực khác trên cơ thể bạn. Nó khiến bạn có cảm giác giống như đang đeo một chiếc găng tay dày, chặt.

Đột quỵ

Đột quỵ xảy ra khi một mạch máu di chuyển máu đến não bị vỡ hoặc bị tắc nghẽn do cục máu đông. Bên cạnh cảm giác tê ở tay hoặc chân, đột quỵ có thể gây ra tình trạng suy yếu sức khỏe, nhầm lẫn, khó nhìn, khó nói…

Cơn đau tim

Mặc dù các dấu hiệu khác của cơn đau tim (như đau ngực, khó thở và toát mồ hôi lạnh) là những dấu hiệu phổ biến hơn so với tê tay, nhưng nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, bạn cũng đang có nguy cơ mắc bệnh tim.

Theo VietNamNet


Tê tay chân


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.