Thấy vết bầm tím trên da mãi không khỏi, hãy cảnh giác với những căn bệnh sau

Khi xuất hiện những vết bầm tím trên chân, cánh tay... mà không biết rõ nguyên nhân, bạn hãy cảnh giác với những căn bệnh dưới đây.

Khi xuất hiện những vết bầm tím trên chân, cánh tay... mà không biết rõ nguyên nhân, bạn hãy cảnh giác với những căn bệnh dưới đây.

Nhiều khi chúng ta vô tình phát hiện ra những vết bầm tím trên cánh tay, đùi, chân... nhưng nghĩ mãi không nhớ là mình có va chạm vào đâu không và đôi khi còn cảm thấy không đau ở vị trí này.

Thật ra, vết bầm tím là một chấn thương da phổ biến hoặc kết quả của các mạch máu vận chuyển máu qua lại giữa tim, các mô và cơ quan khác của cơ thể bị vỡ do tổn thương hay suy yếu, hồng cầu thoát ra khỏi thành mạch.

Từ đó gây nên các mảng bầm đen, vàng, xanh dương mà y học gọi là tình trạng xuất huyết dưới da.

Thông thường, tình trạng này biến mất sau một vài tuần. Tuy nhiên bạn không nên chủ quan nếu các vết tầm tím mãi không tan, bởi chúng cảnh báo một số bệnh nguy hiểm.

Dưới đây là những nguyên nhân khiến xuất hiện những vết bầm tím trên da.

Thấy vết bầm tím trên da mãi không khỏi, hãy cảnh giác với những căn bệnh sau - Ảnh 1.

1. Bệnh tiểu đường

Vết bầm tím được xem là một trong những dấu hiệu cảnh báo đặc trưng cho bệnh tiểu đường. Lý do là chảy máu mao mạch nội bộ bởi các mạch máu quá yếu.

2. Tập thể dục

Những người thực hiện các bài tập mạnh, nhanh, nâng trọng lượng, có thể vô tình làm tổn thương mình mà không hề hay biết.

Tập thể dục với cường độ nhanh và mạnh cũng gây nhiều áp lực cho các cơ bắp dẫn đến làm vỡ mạch máu nhỏ gây ra vết bầm.

3. Lão hóa

Khi có tuổi, quá trình cơ thể sản xuất collagen giảm và lớp mỡ bảo vệ da bị mất dần. Sau tuổi 60, cơ thể có thể xuất hiện các vết bầm tím không lý do hoặc dù chỉ ấn nhẹ lên da.

4. Rối loạn máu

Người mắc bệnh máu khó đông máu, máu không đông, chảy máu kéo dài sẽ xuất hiện các vết bầm tím dù va chạm nhỏ nhất.

Không những thế, những vết bầm không rõ nguyên nhân cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư máu. Nếu thường xuyên thấy các vết bầm tím này, bạn nên thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời.

Thấy vết bầm tím trên da mãi không khỏi, hãy cảnh giác với những căn bệnh sau - Ảnh 2.

5. Một số loại thuốc

Khi bạn dùng quá nhiều một số thuốc như aspirin, thuốc tránh thai, steroid..., những vết bầm trên da không rõ nguyên nhân có thể xuất hiện.

6. Xuất huyết do bệnh da liễu

Căn bệnh này khiến máu rỉ từ các mao mạch nhỏ dẫn đến hàng nghìn vết bầm tím nhỏ, có thể gây ngứa. Tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc.

7. Thiếu vitamin C

Vitamin C rất quan trọng trong việc chữa lành vết thương và hình thành collagen. Do đó, sự thiếu hụt khoáng chất này làm cho mạch máu nhỏ bị vỡ, dẫn đến bầm tím.



dấu hiệu bệnh tật

tiểu đường


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.