Thiếu i-ốt: Bạn có nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này

Bệnh tuyến giáp là bệnh lý đầu tiên không thể không kể đến khi chế độ ăn của bạn đang bị thiếu hụt khoáng chất i-ốt.

Bệnh tuyến giáp là bệnh lý đầu tiên không thể không kể đến khi chế độ ăn của bạn đang bị thiếu hụt khoáng chất i-ốt.

Tuyến giáp là bộ phận nằm trước cổ, là tuyến nội tiết lớn nhất có nhiệm vụ tiết ra hormone giáp trạng (cụ thể là triiodothyronine - T3 và thyroxine - T4) với lượng vừa đủ nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển hóa của các mô trong cơ thể. I-ốt chủ yếu được sử dụng để tổng hợp hormone giáp trạng.

Để có thể hoàn thành nhiệm vụ, mỗi ngày tuyến giáp cần phải nhận đủ lượng i-ốt. Muốn không bị thiếu hụt i-ốt, cơ thể cần nạp ít nhất 100µg i-ốt/ngày. Khẩu phần ăn chứa i-ốt khác nhau giữa các vùng miền trên thế giới. Đối với người sống trong cùng một vùng, sự hấp thu i-ốt cũng không giống nhau.

Thiếu i-ốt: Bạn có nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này-1

Để có thể hoàn thành nhiệm vụ, mỗi ngày tuyến giáp cần phải nhận đủ lượng i-ốt.

Thậm chí trên từng cá thể, sự hấp thu i-ốt cũng thay đổi theo ngày. I-ốt vào cơ thể qua thức ăn, thuốc, chất cản quang dùng trong chẩn đoán bệnh (khi chụp CT có cản quang hoặc chụp mạch máu…) và trong các thực phẩm có bổ sung i-ốt.

Trong chương trình "Thyroid Change - vì những người phụ nữ tôi yêu" diễn ra tại TPHCM vào tháng 7/2018, TS Phan Hướng Dương (Phó giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương) nhận định, nhiều năm gần đây, bệnh tuyến giáp ngày càng tăng mạnh do thiếu i-ốt, thiếu vi chất như basedow.

Thiếu i-ốt: Bạn có nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này-2

Bệnh tuyến giáp ngày càng tăng mạnh do thiếu i-ốt, thiếu vi chất như basedow.

Theo TS Hướng Dương, tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng để điều hòa nhiều hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể, giúp tổng hợp hormone giáp trạng tiết vào máu và đến các mô trong cơ thể, giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm, giúp não, tim, cơ và các cơ quan khác hoạt động ổn định.

Khi bị rối loạn chức năng, những hoạt động bình thường của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, người bệnh tuyến giáp sẽ phải đối mặt với tình trạng suy giảm trí nhớ, tăng hoặc giảm cân bất thường, chậm nhịp tim, suy tim… thậm chí là tử vong đột ngột.

Thiếu i-ốt: Bạn có nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này-3

Vì thói quen dùng muối trực tiếp giảm, Chính phủ đã có quy định bắt buộc các doanh nghiệp thực phẩm phải dùng muối đã bổ sung i-ốt trong chế biến thực phẩm.

Giới chuyên gia nhận định, Việt Nam hiện tại nằm trong top quốc gia có tình trạng thiếu i-ốt tệ nhất thế giới, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những chứng bệnh tuyến giáp. 

Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2010 cho thấy chỉ có 6% số người được hỏi dùng duy nhất gia vị mặn là muối i-ốt, 75% còn lại sử dụng gia vị mặn từ các sản phẩm chế biến có muối như nước mắm, nước tương, bột canh...

Cũng vì thói quen dùng muối trực tiếp giảm, Chính phủ đã có quy định bắt buộc các doanh nghiệp thực phẩm phải dùng muối đã bổ sung i-ốt trong chế biến thực phẩm, nhằm bổ sung i-ốt cho người dân để ngăn chặn bệnh tuyến giáp đáng sợ đang có xu hướng tăng mạnh nhiều năm gần đây. 

Deena Adimoolam, chuyên gia y khoa, phó giáo sư tại Trường Y khoa Icahn ở Mount Sinai cho biết, xét nghiệm máu cũng giúp các bác sĩ kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp.

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe liên quan tới tuyến giáp bạn cần đặc biệt lưu ý:

- Thay đổi cân nặng chóng mặt: Quá trình trao đổi chất liên quan mật thiết tới hormone tuyến giáp. Do đó, dư thừa hoặc thiếu hụt hormone này có thể gây mất kiểm soát trọng lượng.

- Rụng tóc: Theo chuyên gia Cappola, sự mất cân bằng hormone tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến các nang lông trên cơ thể. Dư thừa hoặc thiếu hụt hormone này khiến nang tóc trở nên yếu đi, rất dễ gây rụng tóc.

- Gặp vấn đề về đường ruột: Mất cân bằng hormone tuyến giáp có thể làm chậm hoặc tăng tốc quá trình tiêu hóa. Chuyên gia Adimoolam cho hay, thiếu hụt hormone dẫn đến táo bón trong khi dư thừa hormone lại gây tiêu chảy.

- Cảm thấy tim đập nhanh: Theo chuyên gia Adimoolam, các triệu chứng như tim đập nhanh, đánh trống ngực bắt nguồn từ hiện tượng dư thừa hormone tuyến giáp.

- Mất kiểm soát huyết áp: Dư thừa hormone này rất dễ gây huyết áp cao trong khi thiếu hụt sẽ làm tụt huyết áp vô cùng nguy hiểm. Huyết áp thay đổi thất thường tạo điều kiện cho các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là đột quỵ xuất hiện.

- Thay đổi tâm trạng: Tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả có thể dẫn tới trầm cảm.

- Hay quên: Tình trạng suy giảm trí nhớ không chỉ liên quan tới tuổi tác mà còn có mối liên hệ mật thiết tới tuyến giáp.

- Chu kỳ không đều: Kinh nguyệt không đều là dấu hiệu rõ rệt liên quan tới tình trạng này. Trong một số trường hợp, phụ nữ có thể phải đối mặt với tình trạng mất kinh hoặc thậm chí vô sinh.

Theo  Helino


thiếu i-ốt

tuyến giáp


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.