- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chất kịch độc mà thiếu nữ 2K1 ở Bà Rịa dùng để giết cha ruột: Xyanua nguy hiểm như thế nào và cơ chế gây ngộ độc xyanua?
Nhiều người đặt câu hỏi về chất kịch độc xyanua, chúng là gì, độc hại như thế nào.
- Một gia đình 4 người lần lượt mắc bệnh ung thư: "Thủ phạm" chính là loại đồ vật chứa chất độc gấp 10 lần kali xyanua có ngay trong bếp
- 2 vợ chồng cùng lúc mắc ung thư gan không rõ lý do, bác sĩ nói "thủ phạm" là loại trái cây độc gấp 10 lần xyanua mà họ ăn hàng ngày
- Độc gấp 68 lần asen và 10 lần kali xyanua, thứ "chất độc hạng nhất" mà WHO cảnh báo hóa ra rất dễ sinh sôi trên 4 món đồ dùng trong nhà bạn
Sáng ngày 21/1, mạng xã hội xôn xao trước thông tin thiếu nữ 21 tuổi đầu độc chết cha ruột.
Theo thông tin từ Cơ quan CSĐT công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, do mâu thuẫn và bị cha ruột la mắng, Tống Thị Tùng Linh (SN 2001, ngụ TP Bà Rịa) đã nảy sinh ý định giết cha của mình.
Chất độc mà Linh dùng để hạ độc cha là xyanua. Sau khi uống chai nước trong tủ lạnh đã được Linh hoà chất độc, ông Tống Hồn Điệp (cha ruột Linh) bị nôn ói và tử vong trong nhà vệ sinh. Sáng hôm sau, Linh phá cửa nhà vệ sinh, kéo thi thể ông Điệp ra ngoài rồi mua gạch, xi măng về đắp lên thi thể, dùng xăng đối nhà để che giấu hành vi phạm tội.
Thông tin này khiến nhiều người bức xúc, nhưng đồng thời cũng đặt nhiều câu hỏi về chất kịch độc xyanua, chúng là gì, độc hại như thế nào.
Xyanua là gì?
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), xyanua có thể là khí không màu, chẳng hạn như hydro xyanua (HCN) hoặc xyanua clorua (CNCl), hoặc ở dạng tinh thể như natri xyanua (NaCN) hoặc kali xyanua (KCN). Xyanua đôi khi được mô tả là có mùi "hạnh nhân đắng", nhưng không phải lúc nào nó cũng phát ra mùi và không phải ai cũng có thể phát hiện ra mùi này.
Chất độc xyanua nguy hiểm như thế nào? Khi bị nhiễm sẽ có dấu hiệu gì?
Theo PGS.TS. Trần Hồng Côn (Khoa Hóa - Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), xyanua là chất kịch độc, chỉ với hàm lượng nhỏ cũng đủ để gây chết người.
Theo vị PGS.TS, chất này là chất độc đầu bảng, nguy hiểm hơn cả thạch tín, chỉ với 50mg xyanua cũng đủ để khiến một người khoẻ mạnh bị tử vong.
Sau khi bị ngộ độc xyanua, nạn nhân sẽ trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Là giai đoạn kích động, người bị nhiễm độc sẽ có dấu hiệu lo lắng, kích động, thở nhanh và lú lẫn.
- Giai đoạn 2: Người bị nhiễm sẽ bắt đầu co giật, khó thở, tụt huyết áp và bị giảm thông khí.
- Giai đoạn 3 cũng là giai đoạn cuối: Giảm trương lực cơ và mất phản xạ, bị trụy tim mạch, hạ oxy trong máu và dẫn đến tử vong.
Những người tiếp xúc với một lượng nhỏ xyanua bằng cách hít thở, hấp thụ chất này qua da hoặc ăn thực phẩm có chứa chất xyanua sẽ xuất hiện triệu chứng:
- Chóng mặt
- Đau đầu
- Buồn nôn và ói mửa
- Thở nhanh
- Nhịp tim nhanh
- Bồn chồn
- Yếu đuối
Các trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ: Co giật, mất ý thức, huyết áp thấp, chấn thương phổi, suy hô hấp dẫn đến tử vong, nhịp tim chậm.
Khi phát hiện ra người có dấu hiệu trên, chúng ta cần nhanh chóng đưa người nhiễm độc xyanua đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời bởi trong vòng 2 giờ nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây tử vong.
Theo Nhịp Sống Việt
-
Sức khỏe6 giờ trướcNữ giám đốc tỉnh dậy với cơn đau như điện giật ở nửa mặt bên phải. Khi đi khám, cô được chẩn đoán bị u não.
-
Sức khỏe7 giờ trướcMột số trường hợp trầm cảm có thể tự khỏi sau khoảng thời gian nhất định hoặc nhờ thay đổi lối sống, chế độ ăn uống.
-
Sức khỏe11 giờ trướcSau hít phải lượng lớn hơi từ hành, người phụ nữ 61 tuổi ở Quảng Ninh khó thở, mất ý thức, gọi hỏi không đáp ứng.
-
Sức khỏe11 giờ trướcKhông chỉ lá mà nụ loài cây này đem đun nước uống rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, người ta vẫn dùng lá và nụ tươi phơi khô làm thuốc.
-
Sức khỏe15 giờ trướcThói quen bẻ cổ, lắc cổ để tạo ra tiếng kêu răng rắc tưởng chừng vô hại, thậm chí mang lại cảm giác "thoải mái" tức thời, lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ khôn lường cho sức khỏe. Hành động này có thể gây ra những tổn thương cho cột sống cổ, dây thần kinh, mạch máu và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
-
Sức khỏe17 giờ trướcGần đây, thời tiết miền Bắc chuyển mùa nên Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nhiều người lớn mắc sởi nhập viện.
-
Sức khỏe18 giờ trướcKhoai lang là món ăn được nhiều người lựa chọn ăn vào bữa sáng, vậy ăn khoai lang vào bữa sáng có tác dụng gì?
-
Sức khỏe1 ngày trướcNước râu ngô là thức uống được nhiều người yêu thích vậy nhưng không phải ai cũng uống được, dưới đây là những người không nên uống nước râu ngô.
-
Sức khỏe1 ngày trướcChạy bộ là hoạt động thể thao tốt cho sức khoẻ, vậy chạy bộ 2km/ngày có tác dụng gì?
-
Sức khỏe1 ngày trướcMassage không đúng cách có thể chấn thương cổ, dẫn đến các biến chứng yếu liệt, khó vận động, lâu dần biến chứng hệ hô hấp, tim mạch, nguy cơ tử vong cao.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu mới từ Bồ Đào Nha đã chỉ ra tác động đáng kinh ngạc của cà phê đối với tuổi thọ và nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng khi về già.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĂn đu đủ khi bụng đói vào buổi sáng mang lại nhiều lợi ích, bao gồm cải thiện tiêu hóa, giải độc, tăng cường sức khỏe làn da, ổn định lượng đường trong máu, tăng cường khả năng miễn dịch, giúp tinh thần minh mẫn và tập trung tốt hơn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCải bắp là loại rau phổ biến trong mùa đông, cải bắp rất tốt cho sức khoẻ, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên ăn cải bắp?