"Thổi bay" chứng bệnh gan nhiễm mỡ chỉ với 4 bước: Chuyên gia khuyên bạn nên làm ngay!

Bệnh gan nhiễm mỡ hiện khá phổ biến, đây là "dấu mốc" đầu tiên trong chuỗi bệnh tạo ra xơ gan và ung thư gan.

Bệnh gan nhiễm mỡ hiện khá phổ biến, đây là "dấu mốc" đầu tiên trong chuỗi bệnh tạo ra xơ gan và ung thư gan. Nếu sớm áp dụng 4 giải pháp này, sẽ không còn lo "thần chết" gọi tên.

Phải làm gì khi bị bệnh gan nhiễm mỡ?

Mỗi lần đi khám sức khỏe, nếu bác sĩ nói: Chị ơi, chị đã bị gan nhiễm mỡ! Có bệnh nhân sẽ nói: Tôi gầy thế này làm sao mắc gan nhiễm mỡ được. 

Trường hợp khác, khi bác sĩ thông báo: Anh đã bị mắc chứng gan nhiễm mỡ. Người đàn ông trẻ tuổi nói ngay rằng:  Không thể có chuyện đó, tôi không có thói quen uống rượu, sao mắc bệnh được.

Đây là một đoạn nội dung cuộc hội thoại thường xuất hiện trong các phòng khám bệnh. Thực tế cho thấy, không có khả năng nào loại trừ việc bạn sẽ không bị mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Vì thế, hãy luôn cẩn thận.

Bệnh gan nhiễm mỡ xuất hiện khi các tế bào gan bị tích tụ quá nhiều mỡ thừa, làm tổn hại đến chức năng hoạt động bình thường của gan.

Bệnh gan nhiễm mỡ được xem là căn bệnh liên quan đến gan phổ biến nhất ở Đài Loan. Có tỉ lệ người mắc cao tới 43% (trong số những người xác định có bệnh gan). Trong đó, số nam giới làm công tác văn phòng mắc bệnh gan nhiễm mỡ cao tới 49%.

Nhiều người hiểu nhầm rằng, bị gan nhiễm mỡ là do người quá béo hoặc có thói quen uống rượu. Nhưng chỉ như thế, bạn đã bỏ qua cơ hội Trên thực tế, béo phì là nguyên nhân chính gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, nhưng ngoài ra cũng có các nguyên nhân khác như người bị mỡ máu cao, tiểu đường, uống rượu đều là nguyên nhân liên quan đến gan nhiễm mỡ.

Do bệnh gan nhiễm mỡ không gây ra đau đớn, nên phần lớn chúng ta đều không nhận ra, từ đó ít đi khám nên không phát hiện được bản thân có bệnh. Do coi nhẹ các triệu chứng ban đầu ở giai đoạn sớm nên đây chính là điều vô cùng nguy hiểm.

4 bước để loại bỏ bệnh gan nhiễm mỡ theo lời khuyên của chuyên gia

1. Cách điều trị bệnh gan nhiễm mỡ theo cách của các chuyên gia sức khỏe Hàn Quốc

Đây là cách giảm cân không miễn cưỡng (không ép phải giảm cân), bạn làm nó một cách tự nhiên dựa trên việc điều chỉnh chế độ ăn uống.

Hạn chế ăn một số loại thực phẩm nhóm ngũ cốc (các loại cơm, phở, bún, miến, bánh…).

Tăng cường ăn các nhóm thực phẩm nguồn gốc đạm động vật là thành phần tạo cơ bắp, tăng cường khả năng trao đổi chất (các loại thịt, đậu, cá, rau củ quả) với tỉ lệ hợp lý. Nhiều rau củ quả, vừa phải lượng đạm và ít lượng ngũ cốc.

2. Cách tập thể dục theo kiểu đi bộ của người Nhật Bản

Mỗi ngày đi bộ khoảng 30 phút, kiên trì đi bộ đều đặn hàng ngày. Nghiên cứu cho thấy, đi bộ thường xuyên không chỉ giúp bạn khỏe mạnh, mà còn giảm quá trình xơ vữa động mạch, tăng cường điều chỉnh cơ thể, cân bằng lượng đường trong máu, giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ ở người già.

3. Uống cà phê đen theo lời khuyên của chuyên gia Nhật Bản

Mỗi ngày, bạn có thể uống cà phê đen với số lượng khoảng 2,5 tách để giảm chứng bệnh gan nhiễm mỡ.

Nghiên cứu cho thấy, những người uống số lượng cà phê như trên mỗi ngày có tỉ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ khá thấp. Bởi các chất dinh dưỡng có trong cà phê không chỉ có tác dụng chăm sóc gan mà còn mang lại hiệu quả trong việc phòng ngừa gan nhiễm mỡ.

4. Cách cuối cùng, và là tốt nhất chính là giảm cân

Dựa trên nghiên cứu thống kê lâm sàng cho thấy, chỉ cần bạn giảm 8% trọng lượng cơ thể, sẽ giúp cho các bộ phận nội tạng trở về trong trạng thái hoạt động tốt nhất so với thời điểm thừa cân.

Các giải pháp trên đây vừa nhẹ nhàng đơn giản, vừa có hiệu quả, lại giúp bạn có thân hình đẹp, còn chần chừ gì nữa mà bạn chưa áp dụng để cơ thể khỏe mạnh hơn mỗi ngày?

Theo Trí thức trẻ


gan nhiễm mỡ

bệnh gan


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.