Tin lời đồn "uống nước chanh sả gừng phòng Covid-19", cô gái trẻ trả giá cay đắng

Học theo các "chuyên gia mạng" cho rằng uống nước chanh sả gừng phòng Covid-19, cô gái đã làm thử, cuối cùng mang họa vào thân.

Với nhiều người trẻ, mạng xã hội là một thế giới khổng lồ về thông tin. Nhiều người cũng nhờ vào mạng xã hội mà có thể chia sẻ quan điểm sống, kiến thức của mình đến hàng triệu người khác trên thế giới. Nhưng cũng vì thế mà mạng xã hội có thể trở thành "bãi lầy" thông tin, có cả những thông tin chưa được kiểm chứng, thậm chí gây hại đến người dùng.

Thông tin uống nước chanh sả gừng phòng Covid-19 là một dạng như thế. Không biết từ đâu nhưng một số người tự nhận là "chuyên gia" trên mạng đã tích cực lan truyền thông tin này. Hết ca ngợi nước chanh sả gừng có tính detox, thanh lọc cơ thể, bài trừ chất độc, người ta còn "rỉ tai"nhau rằng thứ nước "kỳ diệu" này có thể phòng Covid-19. 

Thậm chí, nếu nhiễm bệnh, khi còn khỏe thì có thể dùng nước chanh sả gừng uống thay nước lọc, kết hợp xông hơi để cơ thể mau hồi phục. Không biết ở đâu ra, nhiều "chuyên gia" cũng khẳng định chắc nịch rằng một số F0 người gốc Á ở nước ngoài đã áp dụng bài thuốc này và khỏe mạnh thần kỳ mà không cần điều trị.(?!) 

Tin lời đồn uống nước chanh sả gừng phòng Covid-19, cô gái trẻ trả giá cay đắng-1
Nước chanh sả gừng phòng Covid-19 là tin giả mà rất nhiều người tin sái cổ. (Ảnh minh họa)

Người tỉnh táo thì sẽ chậm lại một chút, nhưng cũng có người vội tin ngay, như cô gái sử dụng tài khoản N.M.A, vừa phải đăng bài đầy cay đắng, khuyên mọi người đừng dại dột giống mình. M.A viết: "Em xin chừa. Em đăng bài viết lên để cánh giác mọi người, ai yếu hay chưa hiểu cách nấu thi nên tìm hiểu, và huyết áp không ổn định không nên uống.

Chả là thấy nước này hot, mọi người nói uống thanh lọc cơ thể tốt. Em cũng đọc được bài trên Tiktok nói bị ngộ độc, nhưng em cứ nghĩ là chắc do không hợp hoặc người lớn tuổi nên uống không được, mình còn trẻ mà uống ít chắc không sao. Thế là đi mua nấu luôn.

Cảm nhận riêng em thi nó cũng bình thường, không đến nỗi ngon như trên MXH ca tụng. Em rót 1 ly khá bự (như ly trà tắc) nhưng uống không hết, rồi người nhà em uống nốt. Xong đến tối, khoảng khuya khuya bắt đầu chóng mặt, tiêu chảy, bắt đầu nóng kiểu sắp sốt í.

Tin lời đồn uống nước chanh sả gừng phòng Covid-19, cô gái trẻ trả giá cay đắng-2
Cô gái N.M.A đã phải nhập viện cấp cứu vì uống nước chanh sả gừng. (Ảnh minh họa)

Cảm giác không bớt. Em liền đi bác sĩ và mua thuốc uống. Đến giờ em còn chưa khỏe hẳn, người cứ lờ đờ đi, chóng mặt nhẹ. Em đang khoẻ mạnh bình thường đùng cái giờ bủn rủn tay chân, đầu cứ xoay mòng mòng.

Khuyên mọi người nên suy nghĩ kỹ trước khi dùng". 

Sau khi N.M.A chia sẻ câu chuyện của mình, nhiều người mới giật mình tìm kiếm thông tin về thứ nước "thần thánh" này. Theo các chuyên gia y tế, nước chanh sả gừng không thể có tác dụng phòng hay chữa Covid-19 như đồn thổi. Nước chanh sả và mật ong/đường phèn có thể dùng như trà thanh nhiệt, nhưng cũng chỉ 1 ly/ngày, không thể thay cho nước lọc.

Nhiều người đã làm nước chanh sả gừng uống tại nhà cũng chia sẻ trải nghiệm của mình:

- "Nhà em uống cả tháng nay rồi, có sao đâu ạ. Mình nấu có liều lượng và 1 ngày uống tầm 2 ly nhỏ thôi. Đối với những người đau bao tử hay bệnh này kia về tiêu hóa thì đừng nên uống" - Tuyết Vy.

- "Mình đợt vừa rồi ốm nặng, mệt mỏi, khó thở. Kết hợp uống thuốc tây và uống nước xả, gừng nấu xong cho chút đường dễ uống với thêm ít chanh uống liên tục mấy ngày, uống thay nước lọc luôn. Thoải mái, nhanh khỏi ốm, cảm giác thanh lọc thật. Nhưng chỉ một vài lát thôi cho có hương vị, không phải đầy nồi nguyên liệu như trên mạng chỉ đâu!" - Huyền Trang.

- "Thôi sợ tới già. Bữa mình uống ngày đầu không sao, qua bữa sau uống thì bị tào tháo rượt. Mình chỉ bỏ 1 cây sả, vài lát gừng và cho 1 trái tắc thôi mà bị đó" - Peace Po.

Theo Pháp luật và Bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/tin-loi-don-uong-nuoc-chanh-sa-gung-phong-covid-19-co-gai-tre-tra-gia-cay-dang-16221240721280898.htm

Covid-19


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.