TP. Hồ Chí Minh: Số ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh, đến ngày 20/5, số ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng so với trung bình 4 tuần trước đó.

TP. Hồ Chí Minh: Số ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng-1
Hình minh họa

Về tình hình dịch bệnh tay chân miệng , trong 4 tháng đầu năm 2022, thành phố ghi nhận 1.599 trường hợp mắc, với 96% các trẻ mắc bệnh ở độ tuổi từ 1 - 5 tuổi. Trong tuần 19 (từ ngày 6/5 đến 12/5), thành phố ghi nhận thêm 628 ca mắc, tăng gần gấp 3 lần so với trung bình 4 tuần trước đó. Trong đó, số ca bệnh tăng ở cả các trường hợp nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú. số ca bệnh tiếp tục tăng cao so với trung bình 4 tuần trước đó.

Số ca bệnh tay chân miệng có sự gia tăng báo động ở hầu hết các quận huyện, TP. Thủ Đức. Các quận huyện có số ca tăng so với trung bình 4 tuần trước là quận 8, Bình Tân, Khu vực 2 và 3 của TP. Thủ Đức, Bình Chánh, Tân Phú.

Về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue, trong 4 tháng đầu năm 2022, thành phố ghi nhận 7.426 ca trường hợp mắc, tăng 16,2% với cùng kỳ năm 2021 là 6.393 ca. Trong tuần 19, thành phố ghi nhận thêm 2 ca tử vong do sốt xuất huyết tại quận 11 và huyện Hóc Môn. Như vậy, số ca tử vong do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay là 6 trường hợp.

Trong tuần 19, thành phố ghi nhận 1.160 ca bệnh, tăng 590 ca - gấp đôi so với trung bình 4 tuần trước. Trong đó, số ca bệnh tăng ở cả các trường hợp nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú.

Số ca bệnh sốt xuất huyết có sự gia tăng báo động ở hầu hết các quận huyện, TP. Thủ Đức. Các quận, huyện có số ca tăng so với trung bình 4 tuần trước là Bình Tân, Bình Chánh, Hóc Môn, quận 12, Tân Phú, Khu vực 3 của TP. Thủ Đức.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh, bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.

Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Do đó, bệnh cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, cần thực hiện các biện pháp sau:

1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày ở cả người chăm sóc trẻ và trẻ.

2. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín

3. Vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng.

4. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

5. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

6. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám bệnh.

Theo VTV 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtv.vn/suc-khoe/tp-ho-chi-minh-so-ca-mac-tay-chan-mieng-sot-xuat-huyet-tiep-tuc-gia-tang-20220520212722546.htm

sốt xuất huyết

tay chân miệng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.