- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Triệu chứng ung thư lưỡi
Triệu chứng ung thư lưỡi có thể gồm mảng đỏ hoặc trắng trên lưỡi lâu biến mất, đau họng lâu không khỏi, đau khi nuốt.., hiếm gặp có thể bị đau tai.
Ung thư lưỡi là một loại ung thư vùng đầu cổ. Ung thư xuất hiện khi các tế bào bất thường bắt đầu phân chia và phát triển một cách không kiểm soát.
Lưỡi được chia làm hai phần:
- Phần lưỡi (trong) miệng.
- Phần gốc lưỡi.
Ung thư có thể phát triển ở một hoặc cả hai phần trên.
Việc điều trị ung thư lưỡi ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng ăn uống của người bệnh (Ảnh: .H.L).
Theo bác sĩ Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, phần lưỡi miệng là phần có thể nhìn thấy khi há miệng. Đây là hai phần ba trước của lưỡi. Ung thư phát triển ở phần này của lưỡi thuộc một nhóm ung thư gọi là ung thư khoang miệng.
Phần gốc lưỡi là một phần ba sau của lưỡi. Phần này nằm rất gần họng. Loại ung thư phát triển ở phần này được gọi là ung thư họng miệng.
Loại ung thư lưỡi thường gặp nhất là ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC). Tế bào vảy là những tế bào phẳng giống tế bào da, bao phủ niêm mạc miệng, mũi, thanh quản, tuyến giáp và họng. Ung thư biểu mô tế bào vảy là tên gọi của một loại ung thư bắt nguồn từ các tế bào này.
Những triệu chứng của ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi chủ yếu gặp ở nam giới trên 50 tuổi. Vài năm gần đây số ca ung thư lưỡi ngày càng gia tăng tại Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội).
Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng thường không rõ ràng nên rất dễ bị bỏ qua. Thường người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh.
Ngoài ra ở lưỡi có một điểm nổi phồng với sự thay đổi về màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa hoặc tổn thương là vết loét nhỏ. Thậm chí có thể sờ thấy tổn thương chắc, rắn, không mềm mại như bình thường.
Theo Bệnh viện K Trung ương, ở giai đoạn toàn phát, người bệnh thấy đau khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói, nuốt. Người bệnh có thể sốt do nhiễm khuẩn, không ăn được nên cơ thể suy sụp rất nhanh.
Ngoài ra còn cảm thấy đau tăng lên khi nói, nhai và nhất là khi ăn thức ăn cay, nóng, đôi khi đau lan lên tai, tăng tiết nước bọt, chảy máu vùng miệng kèm theo hơi thở mùi khó chịu do tổn thương hoại tử gây ra. Một số trường hợp gây khít hàm, cố định lưỡi khiến bệnh nhân nói và nuốt khó khăn.
Giai đoạn này xuất hiện ổ loét ở lưỡi, trên ổ loét phủ giả mạc dễ chảy máu, loét phát triển nhanh, lan rộng làm lưỡi bị hạn chế vận động, không di động được.
Với giai đoạn tiến triển, thể loét chiếm ưu thế, loét sâu lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới, gây đau đớn, gây bội nhiễm, có mùi hôi, rất dễ chảy máu, thậm chí có thể gây chảy máu trầm trọng.
Triệu chứng ung thư lưỡi có thể bao gồm:
- Mảng đỏ hoặc trắng trên lưỡi lâu ngày không biến mất.
- Đau họng lâu không khỏi.
- Vết viêm loét hoặc u trên lưỡi lâu ngày không hết.
- Đau khi nuốt.
- Cảm giác tê trong miệng.
- Cảm giác đau hoặc bỏng rát trên lưỡi.
- Gặp khó khăn khi cử động lưỡi hoặc nói.
- Có hạch ở cổ.
- Chảy máu lưỡi không rõ nguyên nhân (không phải do cắn vào lưỡi hay chấn thương khác).
- Đau ở tai (hiếm gặp).
Điều quan trọng cần ghi nhớ là những triệu chứng này có thể do một tình trạng bệnh lý ít nghiêm trọng hơn gây ra. Nhưng tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra các triệu chứng cho chắc chắn.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư lưỡi
Nguyên nhân chính xác gây ra hầu hết các loại ung thư vùng đầu cổ vẫn chưa được biết đến, tuy nhiên nhiều yếu tố nguy cơ đã được xác định:
- Hút thuốc (thuốc lá, xì gà, tẩu...).
- Thường xuyên uống nhiều rượu.
- Nhiễm virus HPV.
HPV là một loại virus lây nhiễm trên da và các tế bào niêm mạc bên trong cơ thể. Đối với hầu hết mọi người, tình trạng nhiễm trùng sẽ tự thuyên giảm và họ sẽ không bao giờ biết mình đã bị nhiễm virus.
Đây là loại virus thường gặp, không gây hại cho hầu hết mọi người. Nhưng với nhiều người, virus này có thể gây những thay đổi trong miệng và lưỡi, có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở vùng đó.
Có yếu tố nguy cơ nghĩa là nguy cơ mắc ung thư của bạn tăng cao. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng bạn sẽ chắc chắn mắc ung thư.
Theo Dân Trí
-
Sức khỏe3 giờ trướcMùa hè nhiều người vẫn thường đun nước đậu xanh để uống giải nhiệt, vậy uống nước đậu xanh mỗi ngày có tốt không?
-
Sức khỏe7 giờ trướcTheo các chuyên gia, khi lưỡi xuất hiện những vị này thì hãy cẩn thận với bệnh tật.
-
Sức khỏe7 giờ trướcLô thuốc Viên nén Duo Hexin Tab (Bromhexinhydrochlorid 8mg) điều trị viêm phế quản cấp sắp hết hạn ngày 7/6 vừa bị Bộ Y tế yêu cầu thu hồi trên toàn quốc.
-
Sức khỏe8 giờ trướcTheo Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, virus Enterovirus 71 (EV71) đã được xác định bằng kỹ thuật PCR ở một số trường hợp mắc tay chân miệng nặng.
-
Sức khỏe8 giờ trướcTỏi là gia vị quen thuộc trong mỗi căn bếp của người Việt, nhưng không phải ai cũng biết dùng tỏi đúng cách.
-
Sức khỏe11 giờ trướcGan là bộ phận quan trọng trong cơ thể nhưng lại rất khó để phát hiện nếu có tổn thương xuất hiện. Mặc dù vậy, thông qua một vài dấu hiệu vào buổi sáng vẫn có thể nhận biết gan có đang hoạt động tốt hay không.
-
Sức khỏe12 giờ trướcDứa là trái cây phổ biến trong mùa hè, chứa nhiều vitamin A, B, C và các axit hữu cơ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, dứa cũng có nhiều axit gây hại men răng, nôn ói nếu ăn quá nhiều.
-
Sức khỏe12 giờ trướcCác nghiên cứu cho thấy loại quả này có nhiều tác dụng quý đối với sức khỏe, thậm chí còn được gọi là “nhân sâm xanh”.
-
Sức khỏe16 giờ trướcKhởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcUng thư không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng tại sao nếu trong gia đình, vợ hoặc chồng bị ung thư thì người còn lại có nguy cơ cũng mắc?
-
Sức khỏe1 ngày trướcNắng nóng khiến nhiệt độ cơ thể tăng, bài tiết nhiều mồ hôi từ đó gây mất nước. Việc uống bia lạnh tưởng tốt nhưng thực tế lại làm tăng nguy cơ mất nước.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM xác nhận một bệnh nhi tử vong đêm 31/5 với chẩn đoán lâm sàng mắc tay chân miệng.