- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
TS Nguyễn Khánh Hòa: Trì hoãn việc cắt rốn cho trẻ 3 phút, lợi ích không ngờ suốt đời
Theo nghiên cứu này thì trì hoãn thời gian cắt rốn sau khi đẻ khoảng 3 phút sẽ ngăn chặn được thiếu máu thiếu sắt ở trẻ cho tới tận 12 tháng tuổi.
Theo nghiên cứu này thì trì hoãn thời gian cắt rốn sau khi đẻ khoảng 3 phút sẽ ngăn chặn được thiếu máu thiếu sắt ở trẻ cho tới tận 12 tháng tuổi.
Thiếu máu gặp tới 40% trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Theo báo cáo của Viện dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi năm 2008 là 29,2%, còn ở TP Hồ Chí Minh là 11,9%. Ở các vùng trung du và miền núi, tỷ lệ này có thể cao hơn nhiều (lên tới 60%).
Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ, tuy nhiên nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay là thiếu máu thiếu sắt do cung cấp không đủ cả trong thời kỳ bú mẹ cũng như các thời kỳ phát triển sau này của trẻ.
Dưới đây là các biểu hiện của thiếu máu ở trẻ dưới 5 tuổi.
Thông thường trẻ bị thiếu sắt không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào do lượng sắt dự trữ trong cơ thể sụt giảm chậm. Khi bệnh đã chuyển sang thiếu máu, bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu dưới đây của trẻ.
Trẻ trở nên suy yếu, kém hoạt bát, mệt mỏi hay quấy khóc, dễ cáu kỉnh. Vẻ ngoài trẻ cũng thay đổi: nước da xanh và niêm mạc nhợt nhạt. Ngoài ra trẻ còn trở nên biếng ăn, bị chóng mặt hay cảm thấy có đốm sáng trước mặt.
Nhịp tim nhanh cũng là một triệu chứng của thiếu máu, bởi vì thiếu máu là thiếu hồng cầu chuyên chở oxy, gây ra thiếu oxy đến các cơ quan. Do đó, cơ thể bù lại bằng cách tăng nhịp tim lên để đẩy máu đi với tốc độ nhanh hơn, hay được hiểu như là tăng tốc độ của "xe" chuyên chở oxy lên để chở đủ oxy giao cho mô.
Thiếu máu do thiết sắt nếu nặng sẽ làm trẻ chậm phát triển thể chất và khả năng vận động (chậm biết ngồi, đứng, đi), tóc thưa dễ gãy, dễ rụng, móng tay, móng chân biến dạng, gan lách to…
Giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nhưng quan trọng nhất là làm giảm chỉ số thông minh, giảm khả năng tư duy, sáng tạo, kết quả học tập kém.

Một
nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mới đây tại Nepal do nhóm nghiên cứu của
đơn vị sức khỏe bà mẹ trẻ em quốc tế, Khoa sức khỏe bà mẹ trẻ em trường
đại học Uppsala, Thụy Điển công bố trên tạp chí JAMA pediatrics (JAMA Pediatr. Published
online January 17, 2017. doi:10.1001/jamapediatrics.2016.3971) đã đưa
ra một phát hiện rất quan trọng liên quan đến nguyên nhân gây thiếu máu ở
trẻ em dưới 1 tuổi.
Theo nghiên cứu này thì trì hoãn thời gian cắt rốn sau khi đẻ khoảng 3 phút sẽ ngăn chặn được thiếu máu thiếu sắt ở trẻ cho tới tận 12 tháng tuổi.
Trong quá trình đẻ thường, các nhân viên y tế thường kẹp cuống rốn khoảng 1 phút ngay sau khi trẻ thoát hoàn toàn ra khỏi cơ thể mẹ.
Tổ chức Y tế thế giới hiện nay đang khuyến cáo việc kẹp cuống rốn nên được tiến hành sau khi đẻ khoảng hơn 1 phút. Kẹp cuống rốn trong khoảng thời gian 1 phút sau đẻ được coi là kẹp sớm. Tuy nhiên hiệp hội sản khoa của Mỹ thì lại khuyên là nên kẹp rốn cho trẻ khoảng từ 30-60 giây sau khi đẻ.
Lý do của việc khuyến cáo kẹp cuống rốn muộn hơn 1 phút vì cho tới lúc được sinh ra, 1/3 lượng máu của trẻ vẫn còn nằm ở bánh rau.
Sau khi thoát ra ngoài cơ thể mẹ, phổi trẻ hoạt động tạo thành áp lực âm hút máu về cơ thể trẻ, đồng thời tử cung người mẹ tiếp tục co bóp để đẩy bánh rau ra ngoài nên cũng tạo thành áp lực đẩy nốt máu từ bánh rau vào cơ thể trẻ.
Vì vậy theo nghiên cứu mới nhất của nhóm nghiên cứu trên, trì hoãn việc cắt rốn
tới 3 phút sau khi đẻ sẽ giúp cho khoảng 100 ml máu tồn đọng trong bánh
rau được chuyển hết vào cơ thể trẻ. Lượng máu này tương đương với
khoảng 2 lít máu ở người lớn.
Máu chứa hồng cầu, hồng cầu chứa một lượng lớn sắt nằm trong hemoglobin.
Mặc dù sau khi sinh, đa số hồng cầu của trẻ bị vỡ trong vòng vài ngày, nhưng lượng sắt giải phóng ra từ hồng cầu lại được dự trữ ở gan và giúp cho trẻ tái sinh lại hồng cầu mới. Nếu lượng sắt này không đủ sẽ dẫn tới thiếu máu thiếu sắt.
Trong nghiên cứu ở trên, các bác sĩ đã chỉ định ngẫu nhiên 540 trẻ vào trong 2 nhóm: Nhóm 1: Cắt rốn sớm (dưới 1 phút sau khi sinh) và nhóm 2: cắt rốn muộn (sau khi sinh trên 3 phút). Sau 8 tháng các trẻ được quay trở lại để xét nghiệm máu.
Kết quả là
nhóm trẻ cắt rốn muộn có nồng độ hemoglobin cao hơn 0,2 g/dl so với nhóm
trẻ cắt rốn sớm. Tỉ lệ thiếu máu ở trẻ 8 tháng giảm được gần 9% so với
nhóm cắt rốn sớm và nguy cơ thiếu sắt giảm được 16%. Sau 12 tháng tuổi,
nồng độ hemoglobin của nhóm cắt rốn muộn vẫn cao hơn 0,3 g/dl so với
nhóm cắt rốn sớm.
Trong một nghiên cứ trước đó ở Thụy Điển, nhóm nghiên cứu đã phát hiện thấy nhóm trẻ cắt rốn muộn có nồng độ sắt trong máu cao hơn so với nhóm cắt rốn sớm ở thời điểm 4 tháng tuổi và đồng thời nguy cơ thiếu máu thiếu sắt giảm khoảng 90% (Tỉ lệ trẻ mắc ở nhóm cắt rốn sớm là 5,7% trong khi nhóm cắt rốn muộn là 0,6%).

Trẻ
cắt rốn sớm và cắt rốn muộn có chỉ số thông minh và chỉ số phát triển
tương tự như nhau sau 4 tuổi, tuy nhiên nhóm trẻ cắt rốn muộn có kỹ
năng vận động và kỹ năng xã hội tốt hơn so với nhóm trẻ cắt rốn sớm.
Nghiên cứu này hiện vẫn còn nhiều hạn chế và chưa được tiến hành rộng rãi để cho kết quả thuyết phục hơn. Vì vậy, nó chưa đủ sức để trở thành một khuyến cáo hay hướng dẫn thực hành cho cán bộ y tế.
Tuy nhiên kết quả nghiên cứu chính là gợi ý cho một hướng nghiên cứu áp dụng lâm sàng cho các bác sĩ Việt Nam. Nếu kết quả nghiên cứu được chứng minh tại Việt Nam, điều đó sẽ hết sức có ý nghĩa trong việc nâng cao sức khỏe cũng như thể trạng của trẻ em Việt Nam và làm giảm tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ.
Theo Trí Thức Trẻ
- Sức khỏe10 giờ trướcBản tin 18h ngày 4/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 6 ca mắc mới COVID-19 đều ghi nhận ở Hải Dương
- Sức khỏe13 giờ trướcMới đây có 4 người trong cùng gia đình ở Sơn La đã bị ngộ độc sau khi ăn khoảng 10 cây nấm trắng. Bộ Y tế khuyến cáo người dân tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại kể cả nấm mầu trắng, nấm có đủ các phần của thể quả (mũ, phiến nấm, cuống, vòng cuống và bao gốc) đặc biệt là những loại nấm có đầy đủ vòng cuống, bao gốc thường là nấm độc.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe14 giờ trướcĐây là một trong những bệnh nhân Covid-19 rơi vào tình trạng nặng trong đợt dịch này, điều trị gần 2 tháng nhưng phổi chưa có tiến triển, phải can thiệp ECMO lâu dài.
- Sức khỏe15 giờ trướcKhi biết mình bị mắc ung thư gan sau khi có biểu hiện mẩn ngứa da và khô mắt, cô Lưu (32 tuổi, ở Trung Quốc) đã suy sụp hoàn toàn vì không nghĩ mình mắc trọng bệnh khi ở tuổi còn quá trẻ.
- Sức khỏe17 giờ trướcHạt dẻ cười không phải là thứ có thể được tiêu thụ với số lượng lớn và cũng có những tác dụng phụ riêng là điều ai cũng cần nhớ.
- Sức khỏe19 giờ trướcBuồng trứng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của phái nữ nên nếu tình trạng suy buồng trứng xảy ra thì bạn cần đặc biệt lưu ý.
- Sức khỏe22 giờ trướcHiện nay, loại ung thư phổ biến nhất là ung thư các cơ quan nội tạng, như ung thư đường tiêu hóa, ung thư gan, ung thư phổi...
- Sức khỏe22 giờ trướcGiới chuyên gia phát hiện khoảng 4% bệnh nhân ở Congo tự kiểm soát virus HIV mà không cần điều trị.
- Sức khỏe22 giờ trướcBản tin 6h ngày 4/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không ghi nhận ca mắc COVID-19. Việt Nam vẫn đang có 2.482 bệnh nhân. Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới vượt 115,7 triệu.
- Sức khỏe1 ngày trướcAi cũng mong mình được sống lâu, sống khỏe nhưng thực tế hầu hết mọi người đều không biết rằng hàng ngày bản thân mình đang vô tình ăn vào 4 loại thực phẩm gây tắc nghẽn mạch máu này.