- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Từ các ca mắc Covid-19 tại sân bay, nhắc lại giải đáp của WHO về băn khoăn: "Virus SARS-CoV-2 có lây qua hành lý ký gửi không?"
Nhiều người băn khoăn và đặt câu hỏi liệu việc gửi hành lý bằng hình thức ký gửi thì có thể lây SARS-CoV-2 từ người bệnh hay không?
Thời gian gần đây, Việt Nam đã ghi nhận một ổ dịch COVID-19 mới ở sân bay Tân Sơn Nhất với 5 ca bệnh. Qua truy vết và xét nghiệm, cơ quan chức năng đã phát hiện thêm 24 ca tại 6 quận, huyện của TP Hồ Chí Minh.
Bộ Y tế nhận định rằng, các trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 mới được xác định trong khu vực bốc xếp, vận chuyển hàng hóa của sân bay Tân Sơn Nhất có thể đã xuất hiện từ trước đây nhưng không phát hiện ra.
Thông tin này dẫn đến nhiều băn khoăn, bởi mỗi ngày các cảng hàng không tiếp đón hàng vạn người từ nhiều vùng miền đến và đi, nguy cơ dịch bệnh có thể tiềm ẩn bất cứ lúc nào. Vậy nếu chúng ta gửi hành lý bằng hình thức ký gửi thì có thể lây SARS-CoV-2 từ người bệnh hay không?
Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Zing.
Chúng ta có thể lây nhiễm COVID-19 khi gửi hàng hóa tại sân bay không?
Thực tế, trước đây Tổ chức Y tế thế giới WHO đã từng trả lời về vấn đề này. Theo đại điện của WHO, SARS-CoV-2 chủ yếu lây lan khi người bệnh tiếp xúc gần với người khác, lây qua các giọt đường hô hấp giữa những người tiếp xúc gần với nhau. WHO nhấn mạnh virus corona chủng mới không thể lây qua hành lý vì chúng không thể tồn tại một thời gian dài trong bưu phẩm hoặc là hàng hóa.
Trả lời trên tờ Health, Tiến sĩ Meyer (một bác sĩ về bệnh truyền nhiễm tại Yale Medicine) cho rằng: "Mặc dù virus SARS-CoV-2 về mặt lý thuyết có thể sống trên các bề mặt vô tri trong thời gian rất dài, nhưng điều này không có nghĩa là nó được truyền từ người sang người theo cách này. Cách lây truyền chính vẫn là liên lạc giữa người với người qua các giọt bắn".
Theo thông tin của Tổng cục Y tế (thuộc Bộ Y tế Pháp), SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên bề mặt khô như bàn, tay nắm cửa... Tuy nhiên, thời gian cho mỗi chuyến bay ngắn nhất ở Việt Nam ít nhất rơi vào khoảng 2 tiếng đồng hồ (chưa bao gồm thời gian nhận hành lý). Thời gian này khá dài để virus có thể sống sót, hơn nữa quá trình vận chuyển loại virus này cũng sẽ khó để trải qua điều kiện nhiệt độ quá khắc nghiệt để tồn tại.
ca8c-ha-ng-ha-ng-kho-ng-my-va-n-duy-tri-ca8c-chuye-8n-bay--1586089126-width1000height562.png
Bàn cụ thể về trường hợp ổ dịch COVID-19 mới ở sân bay Tân Sơn Nhất, bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm - Nội Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1) cho rằng: Không thể có chuyện lây nhiễm COVID-19 từ hành lý ký gửi.
Bác sĩ cho rằng, rất có thể bệnh nhân 1979 (nhân viên sân bay sống ở Bình Dương cùng với người em trai) không phải là F0. Trước đó bệnh nhân 1979 đã đi ăn, có tiếp xúc với người khác rồi mới bắt đầu sốt, ho. Vì vậy có thể bệnh nhân này đã bị lây nhiễm trước đó.
Lưu ý để phòng chống dịch bệnh tại sân bay
Dù vậy, khi là nhân viên xử lý hàng hóa và hành lý tại sân bay, hoặc là hành khách tham dự chuyến bay, bạn vẫn có khả năng nhiễm COVID-19 nếu tiếp xúc quá gần với người bệnh, hoặc chạm, nắm vào các bề mặt có chứa virus sau đó đưa tay lên miệng.
Để đảm bảo an toàn nhất cho bạn, CDC Hoa Kỳ đưa ra khuyến cáo những việc cần làm ở sân bay như sau:
- Hạn chế tiếp xúc gần với người khác bằng cách duy trì khoảng cách tổi thiểu 6 thước Anh hoặc 2 mét, khi có thể.
- Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt thường bị đụng chạm. Những vật này gồm máy quét, radio hai chiều thông thường/dùng chung hay thiết bị di động khác, xe cộ, thiết bị vận chuyển hành lý hoặc hàng hóa.
- Vệ sinh tay đúng cách là một biện pháp kiểm soát lây nhiễm quan trọng. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng dung dịch sát trùng tay chứa cồn có ít nhất 60% cồn.
- Những thời điểm chính để rửa tay thông thường bao gồm: Trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn. Trước khi ăn. Sau khi đi vệ sinh. Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi.
Ngoài ra, nên rửa tay khi: Trước và sau ca làm việc. Trước và sau khi nghỉ giải lao. Sau khi xử lý, chất lên và dỡ xuống hành lý, kiện hàng hoặc hàng hóa. Sau khi chạm vào các bề mặt thường bị đụng chạm. Sau khi đeo, chạm vào hoặc tháo khẩu trang vải.
- Tránh chạm tay chưa rửa vào mắt, mũi hoặc miệng.
Theo Zing
- Khi biết nguyên nhân vì sao hai bức tường này lại ố vàng, nhiều người không khỏi kinh hãi và lo lắngSức khỏe1 giờ trướcNgay sau khi biết được nguyên nhân, bức ảnh này đã nhận được hàng trăm nghìn lượt chia sẻ, nó như một lời cảnh báo gửi đến người khác.
- Sức khỏe4 giờ trướcTim mạch của chúng ta rất dễ bị tổn thương nếu không chăm sóc đúng cách. Dưới đây là những điều tim mạch “sợ” nhất, bạn nên lưu ý để giữ trái tim luôn khỏe mạnh.
- Sức khỏe6 giờ trướcRuột là cơ quan tiêu hóa quan trọng nhất của cơ thể con người, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể.
- Sức khỏe7 giờ trướcTình trạng tử cung của nữ giới có thể được thể hiện trên mặt, khi có 4 triệu chứng dưới đây có nghĩa là cơ quan này đã bị tổn thương và cần được thăm khám.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe10 giờ trướcBản tin sáng 15/4 của Bộ Y tế cho biết có thêm 4 ca mắc COVID-19 đều là người nhập cảnh, ghi nhận tại Khánh Hoà và Kiên Giang, nâng tổng số ca mắc của Việt Nam lên 2.737. Đến sáng nay, thế giới đã ghi nhận trên 138,7 triệu bệnh nhân COVID-19.
- Sức khỏe20 giờ trướcKhẩu trang đeo nhiều lần, trong thời gian dài dễ bám bụi, mồ hôi và các loại vi khuẩn.
- Sức khỏe22 giờ trướcAi cũng sợ ung thư, nhưng bạn có biết ung thư sợ gì không?
- Sức khỏe22 giờ trướcTheo bản tin 18h chiều ngày 14/4 của Bộ Y tế, Việt Nam ghi nhận thêm 16 ca mắc COVID-19 mới được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Bà Rịa - Vũng Tàu (5), TP. Hồ Chí Minh (3), Hà Nội (3), Đà Nẵng (3) và Quảng Nam (2).
- Sức khỏe1 ngày trướcCăn bệnh này nếu phụ nữ đang trong thai kỳ mắc phải thì mức độ nguy hiểm tăng lên gấp bội, tỉ lệ tử vong mẹ và con có thể lần lượt là 20% và 50%.