- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Từ câu chuyện dùng tô nhựa đựng canh nóng trong ngày đầu ra mắt nhà người yêu, chuyên gia chỉ ra thói quen ăn uống phải từ bỏ ngay của người Việt
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lý giải, ở nhiệt độ cao, nhựa và thực phẩm sẽ bị biến dạng và xảy ra phản ứng hóa học, tạo ra hóa chất có lượng độc tố, dẫn đến tình trạng phơi nhiễm độc.
- Ăn thức ăn để qua đêm, người đàn ông bị suy thận, liệt nửa người, mù mắt vì ngộ độc
- Đừng hâm nóng bằng lò vi sóng nếu bạn đang sử dụng các vật dụng này để chứa đựng thức ăn
- Đi kiểm tra sức khỏe mới biết bị ung thư vú, bà nội trợ này giật mình vì thói quen nấu ăn ngày 3 bữa thịnh soạn và cách xử lý thức ăn thừa của mình
Mấy ngày gần đây, dân tình cộng đồng mạn facebook "rộn ràng" với chia sẻ của một chàng trai. Tình huống này cũng khiến mọi người đưa ra nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Được biết, hôm đầu tháng (âm lịch), anh chàng có đưa bạn gái về ra mắt. Vì bố mẹ đều là người kỹ tính, cẩn thận, nên chàng trai có dặn dò bạn gái từ trước.
Ảnh minh họa.
Thế nhưng, ngay trong lần đầu ra mắt ấy, người yêu của anh chàng đã có một pha thể hiện tài năng... "không thể chấp nhận được". Cụ thể, nấu ăn xong thì cô nàng lại dùng tô nhựa để đựng canh nóng. Đến khi bố mẹ chàng trai nói rằng "tuyệt đối không được đựng đồ nóng vì không tốt cho sức khỏe" thì cô gái vẫn quả quyết "Cả nhà cháu ăn như vậy bao nhiêu năm nay có ai làm sao đâu?". Theo chia sẻ của chàng trai, cũng vì chuyện này mà cả hai đã xảy ra cãi vã và cô gái xin phép ra về ngay lúc đó.
Bài đăng này sau khi đăng tải đã thu hút hàng ngàn lượt tương tác. Vậy, thực sự thói quen dùng đồ nhựa để đựng thức ăn nóng có đáng sợ đến như vậy? Chẳng biết từ bao giờ, nhiều người có thói quen: cứ sau khi những món ăn vừa đun xong còn nóng hôi hổi là vội vàng xúc vào hộp nhựa để kịp mang cơm đi ăn buổi trưa nơi làm việc. Những món ăn vẫn còn nóng rực trên bếp nhanh chóng được đổ ra những chiếc bát nhựa để cho nguội bớt, để cả nhà cùng có bữa cơm nhanh nhanh vội vội tối ngày cùng nhau. Ra đường, chúng ta mua vội gói xôi nóng hổi bọc trong túi ni lông, trong hộp xốp vốn là những dạng đồ nhựa dùng một lần, dùng xong thì vứt đi là chẳng còn lo ngại gì?... Cứ thế, đồ nhựa đựng thức ăn nóng trở thành thói quen khó bỏ của người Việt.
Không sử dụng đồ nhựa đựng thức ăn nóng vì có quá nhiều nguy hại sức khỏe
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), thực tế, sản xuất ra đồ nhựa là một bước tiến của công nghệ, đảm bảo độ tiện lợi. Nhưng đồ nhựa nói chung cũng có nhiều nguy cơ.
"Tất cả nhựa đều là polyme, được làm từ các mắt xích monome. Mắt xích không tự sinh ra trong tự nhiên mà phải trải qua quá trình nhân tạo trong tự nhiên, nối với nhau tạo thành. Chất có gây độc hại hay không hiện nay vẫn còn là cuộc tranh cãi. Trong hiện tại, nó vẫn là cách đem lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, xét về nguyên tắc, đồ nhựa được chế tạo không phải để chịu nhiệt. Do đó, việc nấu hay đựng, bảo quản đồ ăn nóng dù trong hoàn cảnh nào cũng là điều tối kỵ", ông Thịnh cho hay.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lý giải, ở nhiệt độ cao, nhựa và thực phẩm sẽ bị biến dạng và xảy ra phản ứng hóa học, tạo ra hóa chất có lượng độc tố, dẫn đến tình trạng phơi nhiễm độc. Khi đi vào cơ thể, những chất này sẽ len lỏi vào các cơ quan nội tạng, đi vào máu, dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Điều đáng nói nguy cơ gây bệnh có thể chưa xuất hiện ngay trước mặt mà tích lũy dần thành những bệnh mãn tính, khi phát bệnh thì đã muộn.
"Dùng đồ nhựa đựng thức ăn nhiều muối, đồ ăn nhiều dầu mỡ còn làm phát sinh các độc tố có hại trong quá trình bảo quản. Ngoài ra, nhiều người dân còn có tâm lý tận dụng đồ nhựa dùng đi dùng lại nhiều lần, một món ăn có thể dùng tới vài tháng, đựng thực phẩm trong đồ nhựa đến cả năm mới đem ra nấu ăn... thì nguy hại càng khó lường. Thói quen này cũng cần vứt bỏ ngay", ông Thịnh cho hay.
Chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh tác hại của đồ nhựa dùng một lần. Theo ông, nguy cơ sử dụng đồ nhựa dùng một lần với thực phẩm đặt trực tiếp vào đó thực sự không thể lý giải hết được. Nhưng cách tốt nhất là càng giảm được việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần thì càng tốt. Đã là đồ nhựa dùng một lần thì chỉ dùng một lần rồi vứt bỏ để được thu lại và tái chế.
Dùng đồ nhựa đựng thức ăn nhiều muối, đồ ăn nhiều dầu mỡ còn làm phát sinh các độc tố có hại trong quá trình bảo quản.
Không sử dụng đồ nhựa đựng thức ăn nóng, nhất là đồ nhựa dùng một lần, chuyên gia cũng khuyến cáo những đồ làm bằng kim loại cũng không nên dùng để đựng thức ăn nóng. "Đồ dùng kim loại thường được tráng qua một lớp thiếc, phủ vecni để chống ăn mòn. Trong quá trình bảo quản, rửa hộp kéo dài dẫn đến lớp thiếc, vecni dần biến mất mà mắt thường khó nhìn thấy hết. Khi ấy, đựng thức ăn vào những đồ dùng này cũng tạo ra độc tố gây hại sức khỏe", chuyên gia cảnh báo.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như cả gia đình, tốt nhất không nên sử dụng đồ nhựa đựng thức ăn nóng trực tiếp, dù là dạng đồ nhựa nào đi chăng nữa. Riêng với đồ nhựa dùng một lần thì tốt nhất không sử dụng.
Nếu có nhu cầu sử dụng đồ nhựa đựng thức ăn nói chung, chúng ta nên chọn những hãng uy tín, có thương hiệu. Khi đựng thực phẩm trong hộp nhựa chỉ nên đựng những loại đồ khô, ít dầu mỡ, ít muối, tránh tối đa bảo quản ở nhiệt độ cao để hạn chế mối nguy hại cho sức khỏe.
"Đặc biệt, dù là đồ nhựa cao cấp như thế nào cũng không nên tái sử dụng nhiều lần. Nếu thấy hộp đựng, khay đựng hay bát thìa nhựa... bị xước xát, cũ kỹ nên thay mới để đảm bảo sức khỏe hơn trong cuộc sống hàng ngày. Tốt nhất nên đựng đồ dùng làm bằng sứ hoặc thủy tinh để đựng thức ăn", chuyên gia nhấn mạnh.
Theo Pháp luật và bạn đọc
-
Sức khỏe4 giờ trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe4 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe5 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe11 giờ trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe14 giờ trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe16 giờ trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
Sức khỏe17 giờ trướcCá là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn cá cùng một số loại thực phẩm "đại kỵ" có thể gây ra những phản ứng hóa học bất lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
-
Sức khỏe18 giờ trướcOmega-3 là một trong những chất có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng bổ sung quá liều lượng cho phép sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới cơ thể.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười đàn ông đi cấp cứu trong tình trạng tê bì chân tay, ngất, mất kiểm soát đại tiểu tiện sau khi dùng củ ấu tàu để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh xương khớp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu từ Úc cho thấy thói quen nhâm nhi một món ăn vặt phổ biến có thể giúp người cao tuổi có thêm 3,9 năm sống khỏe mạnh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMùa đông nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể thay đổi, có những thực phẩm và thói quen ăn uống cần tránh để không làm tổn hại đến sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người thường vứt bỏ thực phẩm khi chúng bắt đầu mọc mầm, cho rằng chúng đã hỏng và không ăn được. Tuy nhiên, sự thật là nhiều loại thực phẩm khi nảy mầm lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn gấp nhiều lần so với trạng thái ban đầu.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCủ cải trắng là loại củ quen thuộc trong ẩm thực Việt. Không chỉ là thực phẩm ngon miệng, củ cải trắng còn được mệnh danh là "nhân sâm mùa đông" nhờ giá trị dinh dưỡng cao và nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcLoại cây này lá tưởng bỏ đi nhưng biết cách chế biến rau "tiến vua" vừa tốt cho tiêu hoá và thị lực nhưng lại thường không được tận dụng.