Con "thối tai" vì mẹ tự chữa viêm tai giữa: Bác sĩ khuyến cáo những cách chữa bệnh sai lầm

Xông tai bằng sáp ong, thổi thuốc vào tai… đủ các biện pháp mà nhiều bà mẹ đang tự chữa tai cho con mình với hi vọng khỏi bệnh nhanh hơn.

Con thối tai vì mẹ tự chữa viêm tai giữa: Bác sĩ khuyến cáo những cách chữa bệnh sai lầm-1

Thối tai vì thổi thuốc

Bé Nguyễn Triệu H. 4 tuổi, Hưng Yên đến khám vì viêm tai nặng khiến bé sốt, quấy khóc, bỏ ăn. Mẹ của bé H. cho biết bé H. thường xuyên bị viêm tai và đã chữa rất nhiều nơi nhưng bệnh mãi không dứt điểm.

Mẹ của bé H. nghe mọi người chia sẻ ở Ân Thi, Hưng Yên có bán thuốc trị thối tai hay còn gọi viêm tai giữa nên chị sang mua. Theo hướng dẫn, thuốc bột mua về chỉ cần cuộn ống giấy nến và gạt thuốc vào rồi thổi mạnh vào trong tai sẽ hút hết các dịch viêm và kháng sinh trong thuốc tiêu độc làm tai nhanh khỏi hơn.

Mẹ và bà của H. đã thổi thuốc vào tai thường xuyên và thấy dịch không chảy ra nhiều nữa nên hi vọng tai đã khỏi. Tuy nhiên, ba ngày gần đây bé vẫn thường xuyên quấy khóc, sốt cao và hạ sốt không đỡ.

Con thối tai vì mẹ tự chữa viêm tai giữa: Bác sĩ khuyến cáo những cách chữa bệnh sai lầm-2
Thối tai vì mẹ xịt thuốc vào tai

Gia đình đưa bé đến bệnh viện An Việt khám, PGS Nguyễn Thị Hoài An – Trưởng khoa Tai mũi họng của Bệnh viện khám cho bé và nội soi tai phát hiện trong tai những mảng lớn thuốc bột khô keo với lớp dịch tai, trong tai giữa ứ dịch mủ rất nhiều. May mắn chưa viêm vào xương chũm và có thể gây viêm não, viêm dây thần kinh số 7 làm liệt mặt.

PGS An cho biết trường hợp của bé Triệu H. không phải là hiếm. Không chỉ ở trẻ con mà nhiều người lớn bị viêm tai cũng có các bài thuốc thổi thuốc vào tai hoặc xông sáp ong. Có trường hợp bị viêm tai ngoài sau đó mua thuốc uống không đỡ, dịch tay chảy ra nên tự mua ampecilline về nghiền bột rồi thổi vào tai với hi vọng kháng sinh rắc thẳng vào tai sẽ khỏi viêm.

Tuy nhiên, bệnh nhân bị ù tai kèm theo đau sưng tai, sốt. Vào viện bác sĩ phải điều trị làm sạch tai và kháng sinh dự phòng viêm vào tai giữa.

PGS An cho biết viêm tai giữa là nhiễm trùng trong tai giữa. Viêm tai giữa do nhiễm trùng hoặc nhiễm virus ở mũi và họng rồi lan đến vòi Eustache. Viêm tai giữa cấp có thể gây đau nhức dữ dội trong tai, sốt và thường kèm theo ù tai.

Nếu màng nhĩ bị thủng thì bệnh nhân có thể chảy mủ tai. Nặng hơn nữa là những biến chứng nhiễm trùng, có khi ảnh hưởng đến tính mạng do biến chứng sọ não cực kỳ nguy hiểm như viêm màng não, áp-xe não do tai, viêm tắc tĩnh mạch bên, do viêm nhiễm lan từ trần hòm tai lên não hoặc gây liệt dây thần kinh mặt (dây thần kinh số VII).

Dấu hiệu viêm tai giữa

Để điều trị căn bệnh này, người bệnh sẽ được bác sĩ cho dùng thuốc kháng sinh và giảm đau. Nếu cần, bác sĩ sẽ rửa tai cho người bệnh và cho thuốc kháng sinh nhỏ vào tai nếu có mủ trong tai.

Viêm tai giữa dẫn đến giảm thính lực do thủng màng nhĩ. Trong trường hợp này, bệnh nhân sẽ được vá màng nhĩ nếu màng nhĩ không tự lành hoặc người bệnh bị nhiễm trùng tai tái đi tái lại.

Con thối tai vì mẹ tự chữa viêm tai giữa: Bác sĩ khuyến cáo những cách chữa bệnh sai lầm-3
Hình ảnh của cơ quan cấu trúc tai

PGS An cho biết hiện nay nhiều người dùng giấy nến quấn vào tai và đốt ở bên ngoài hoặc thổi thuốc. 

Khi đốt họ hi vọng tạo ra một ống khói, làm không khí giãn nở làm cho áp lực trong tai lớn hơn làm dịch tai chảy ra nhưng thổi xông ống tai thường được dân gian áp dụng để trị viêm tai ngoài. Nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng trước và sau khi điều trị lại không có tác dụng gì vì gây tổn thương ống tai.

Khi đốt các khói, tro rơi vào ống tai làm tai nặng hơn.

Khi bị viêm ống tai ngoài nếu không điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến viêm tai giữa, viêm tai trong. Vì vậy, PGS An khuyến cáo nếu có hiện tượng đau, nóng tai cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để bác sĩ khám. Để điều trị dứt điểm viêm tai ngoài, bác sĩ sẽ khám và lau tai sạch cho người bệnh.

Những trường hợp viêm tai nhẹ, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc nhỏ tai. Khi viêm tai nặng, bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng kháng sinh.

PGS An cho biết biểu hiện của viêm tai giữa có sự khác nhau theo từng lứa tuổi. Ở trẻ sơ sinh, các dấu hiệu thường không rõ ràng, có khi chỉ là kích thích, quấy khóc, bỏ bú.

Trẻ lớn hơn thì có thể bị sốt, kèm (hoặc không kèm) viêm hô hấp trên, đau tai, màng nhĩ viêm đỏ… Dấu hiệu quan trọng nhất qua soi tai là có thể thấy màng nhĩ phồng lên, thấy ứ dịch trong đó, thậm chí có mủ ở dưới đục, vàng.

Một số trường hợp còn thấy chảy nước, mủ ra tai ngoài nhưng không phải lúc nào soi cũng tìm được bệnh.

Theo Pháp luật và Bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/tin-moi/con-thoi-tai-vi-me-tu-chua-viem-tai-giua-bac-si-khuyen-cao-nhung-cach-chua-benh-sai-lam-210548

viêm tai giữa


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.