Tự ý điều trị khi bị rắn độc cắn, cô gái nguy kịch tính mạng: Chuyên gia chỉ cách sơ cứu và điều trị rắn cắn

Khi bị loại rắn này cắn cần tuân thủ theo phác đồ điều trị thế nào?

Theo chia sẻ trên Facebook, chồng của nạn nhân tin rằng uống thuốc nam là sẽ khỏi, tính đến nay đã khoảng 1 tuần. Vậy, thực tế có huyết thanh kháng độc rắn cạp nia hay không? Khi bị loại rắn này cắn cần tuân thủ theo phác đồ điều trị thế nào?

Mới đây, trên mạng xã hội facebook rầm rộ chia sẻ thông tin một nạn nhân bị rắn cạp nia cắn. Tình hình nạn nhân vô cùng nguy kịch khi bị liệt cơ, dây thần kinh nên chỉ nằm bất động. Theo chủ tài khoản chia sẻ, nạn nhân là em gái đang có con nhỏ, cô rất muốn chuyển em ra bệnh viện Bạch Mai để chữa trị nhưng chồng cô tin là không có huyết thanh kháng độc rắn cạp nia nên hướng điều trị ở tuyến tỉnh hay tuyến trên là như nhau.

Tự ý điều trị khi bị rắn độc cắn, cô gái nguy kịch tính mạng: Chuyên gia chỉ cách sơ cứu và điều trị rắn cắn-1
Mạng xã hội facebook rầm rộ chia sẻ thông tin một nạn nhân bị rắn cạp nia cắn.

Chưa hết, chồng của nạn nhân tin rằng uống thuốc nam là sẽ khỏi, tính đến nay đã khoảng 1 tuần. Vậy, thực tế có huyết thanh kháng độc rắn cạp nia hay không? Khi bị loại rắn này cắn cần tuân thủ theo phác đồ điều trị thế nào?

Có huyết thanh kháng độc rắn cạp nia hay không?

Theo PGS.TS Phạm Duệ (Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai), trong hơn 20 năm đã có vô vàn những ca bệnh bị ngộ độc do rắn cắn được cứu sống nhờ huyết thanh kháng nọc rắn.

Từ nhiều năm trước đây, nước ta đã ghi nhận tự nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng được 6 loại huyết thanh kháng nọc rắn, trong đó có huyết thanh kháng độc rắn cạp nia. Cụ thể là: Huyết thanh kháng nọc rắn hổ mang, rắn hổ chúa, rắn choàm quạp, rắn lục, rắn cạp nong, rắn cạp nia.

Do đó, khi bị rắn độc cắn nên tìm đến những bệnh viện có huyết thanh kháng độc rắn để cứu sống bệnh nhân nhanh chóng. Chuyên gia khuyến cáo: "Khi bị rắn độc cắn nói chung, bệnh nhân không nên cố đi tìm thầy lang, chữa bằng thuốc lá vì sẽ làm lãng phí "thời gian vàng" để tới bệnh viện cứu chữa kịp thời. Khi bị rắn độc cắn, bệnh nhân cần dùng huyết thanh kháng nọc rắn càng sớm càng tốt. Nếu không, nguy cơ bị biến chứng nặng, lâu dài, tốn nhiều kinh phí, thậm chí tử vong rất dễ xảy ra".

Tự ý điều trị khi bị rắn độc cắn, cô gái nguy kịch tính mạng: Chuyên gia chỉ cách sơ cứu và điều trị rắn cắn-2
Khi bị rắn độc cắn nên tìm đến những bệnh viện có huyết thanh kháng độc rắn để cứu sống bệnh nhân nhanh chóng.

Do đó, khi bị rắn cạp nia cắn, bạn cần có những bước sơ cứu khi bị rắn cắn ban đầu ngay tại thời điểm bị cắn, sau đó nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Phác đồ điều trị khi bị rắn cạp nia cắn được xử trí tại bệnh viện

Khi bị rắn cạp nia cắn, sau bước sơ cứu ban đầu, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được điều trị theo phác đồ điều trị như sau:

Điều trị triệu chứng, điều trị hỗ trợ

- Đặt nội khí quản, thở máy kiểm soát thể tích hoặc áp lực kết hợp các biện pháp phòng chống xẹp phổi.

- Truyền dịch.

- Theo dõi natri máu ít nhất 1 lần/ngày để phát hiện kịp thời hạ natri máu và điều trị.

- Theo dõi huyết áp nếu tăng huyết áp, nhịp nhanh xoang: Dùng các thuốc chẹn beta giao cảm.

- Phòng và điều trị viêm phổi.

- Chăm sóc mắt: Nếu bệnh nhân thở máy phải rửa mắt bằng natri clorua 0,9%, tra kháng sinh khi có viêm giác mạc, kết mạc.

- Phòng chống loét: Lật trở bệnh nhân thường xuyên 3 giờ/lần, xoa bóp các vị trí tỳ đè, nằm đệm chống loét…

Dinh dưỡng: 35-40 Kcalo/kg/ngày.

Sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia:

Tự ý điều trị khi bị rắn độc cắn, cô gái nguy kịch tính mạng: Chuyên gia chỉ cách sơ cứu và điều trị rắn cắn-3
Khi bị rắn độc cắn nên tìm đến những bệnh viện có huyết thanh kháng độc rắn để cứu sống bệnh nhân nhanh chóng.

- Khi có triệu chứng toàn thân nên dùng sớm ngay.

- Chú ý phản ứng dị ứng ở các đối tượng nguy cơ cao. Bác sĩ sẽ hội chẩn, cân nhắc giữa mức độ nặng của bệnh nhân đang bị, lợi ích và nguy cơ dị ứng, đặc biệt sốc phản vệ.

Dùng thuốc dự phòng theo chỉ định của bác sĩ.

Theo dõi sát mạch, huyết áp, da, niêm mạc và các dấu hiệu dị ứng trong và sau khi truyền huyết thanh kháng nọc rắn.

Luôn sẵn sàng cạnh giường các dụng cụ và thuốc cấp cứu phản vệ.

Chuyên gia nhấn mạnh, hiện nay các tỉnh miền Bắc mới trải qua nhiều ngày mưa lớn nên cần cẩn trọng nguy cơ bị rắn cắn. Khi bị rắn cắn không nên đợi ở nhà và chờ khi có các biểu hiện nhiễm độc rõ mới đến bệnh viện vì sẽ muộn và mất cơ hội cứu chữa tại bệnh viện. Không chích rạch vết cắn nếu rắn lục cắn vì có thể gây chảy máu khó cầm ở vết rạch. Không làm các biện pháp khác, như: chườm đá, gây điện giật…

Theo Helino


rắn cắn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.