- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Uống nước táo đỏ, kỷ tử, long nhãn mỗi ngày có tốt?
Nhiều người vẫn thường kết hợp táo đỏ, kỷ tử, long nhãn làm thức uống hàng ngày, vậy uống nước táo đỏ, kỷ tử, long nhãn mỗi ngày có tốt?
Tác dụng của long nhãn, kỷ tử và táo đỏ
Long nhãn, táo đỏ, kỷ tử là 3 vị thuốc bổ Đông y quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, đa số mọi người sử dụng những vị thuốc này đều theo kinh nghiệm dân gian truyền miệng, ít người chú ý đến liều lượng của các vị thuốc này.
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời BS Vũ Hồng chỉ ra những lợi ích, liều dùng và cách sử dụng nước táo đỏ, kỷ tử, long nhãn hàng ngày như sau:
Kỷ tử
- Tính vị: Vị ngọt, tính bình.
- Quy kinh: Phế, can và thận.
- Tác dụng: Sáng mắt, an thần, bổ ích tinh huyết, bổ hư lao, nhuận phế, trừ phong, bổ gân cốt, ích khí, tư thận.
- Chủ trị: Chứng âm huyết hư tổn, hư lao, can thận âm hư, di tinh, tiểu đường, huyết hư gây chóng mặt, ho lâu ngày và đau thắt lưng.
- Cách dùng - liều lượng: Câu kỷ tử được dùng để sắc, hãm dùng như trà, làm viên hoàn… Liều dùng: 8 – 20g/ngày.
Long nhãn
- Tính vị: Vị ngọt, tính bình, ấm, không chứa độc.
- Quy kinh: Kinh tâm và tỳ.
- Tác dụng: Trong Đông y, long nhãn tác dụng bổ tâm tỳ, an thần, lợi khí, dưỡng huyết. Chủ trị suy giảm trí nhớ, chữa hay quên, rối loạn giấc ngủ, lo âu, thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, kéo dài tuổi thọ.
- Cách dùng và liều lượng: Tùy theo lứa tuổi, thể trạng có thể dùng 9 - 18g long nhãn một ngày.
- Tác dụng phụ của long nhãn: Nóng trong, nổi mụn, táo bón, tăng cân, tăng lượng đường trong máu, thai phụ ăn nhiều long nhãn có thể bị ra huyết, đau bụng, động thai.
Uống nước táo đỏ, kỷ tử, long nhãn mỗi ngày có tốt không là băn khoăn của nhiều người
Táo đỏ
- Tính vị: Táo đỏ vị ngọt, tính bình.
- Quy kinh: Can, tỳ, vị, thận, tâm, phế.
- Tác dụng: Đông y cho rằng, táo đỏ có tác dụng bổ tỳ vị, lợi khí, sinh tân dịch, cường lực, giảm ho, bổ huyết, an thần, giải độc dược, điều hòa các loại thuốc.
- Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, tiêu chảy, kém ăn, hồi hộp, suy nhược cơ thể, bồn chồn khó ngủ, lở loét ngoài da, táo bón, nghẹt mũi…
- Liều lượng: Ngày dùng 3 – 10 quả.
- Cách sử dụng: Dùng cả quả khô sắc uống. Có thể chưng nhừ, bỏ hột và vỏ lấy phần thịt quả trộn với các dược liệu khác làm hoàn. Ngoài ra, quả hồng táo còn được sử dụng để chế biến ra nhiều món ăn bài thuốc trị bệnh, cải thiện sức khỏe.
- Kiêng kỵ: Trái xanh ăn không tốt, không nên ăn nhiều. Ăn táo với hành làm ngũ tạng bất hòa, ăn với cá làm đau bụng, đau thắt lưng.
Uống nước táo đỏ, kỷ tử, long nhãn mỗi ngày có tốt không?
Theo BS Vũ Hồng, bạn có thể sử dụng trà táo đỏ, kỷ tử, long nhãn uống hàng ngày nhưng cần phải tuân theo liều lượng cụ thể. Theo đó, khi sử dụng các vị thuốc trên hằng ngày bạn cần lưu ý đến tính vị, liều lượng và những tác dụng của mỗi vị thuốc như đã nêu trên.
Ví dụ long nhãn tính ấm nóng những người thể trạng nhiệt, đang có sốt thì không nên dùng. Mỗi ngày chỉ nên ăn một lượng vừa đủ, không kéo dài liên tục. Tối đa 15-20 ngày, cách 1-2 tháng ăn một đợt như vậy.
Ngoài ra, các vị thuốc trên cũng được dùng khá phổ biến trong các gói trà hoa hãm uống hằng ngày với tác dụng bổ huyết, sáng mắt, an thần. Với cách dùng này bạn có thể sử dụng hằng ngày với liều lượng 5-7 quả kỷ tử, 2-3 quả long nhãn, 1-2 quả hồng táo. Dùng duy trì 1-2 tháng liên tục, mỗi năm có thể dùng 2-3 đợt.
Như vậy bạn có thể uống nước táo đỏ, kỷ tử, long nhãn mỗi ngày nhưng cần tuân theo liều lượng cụ thể và không lạm dụng kẻo sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Theo VTC News
-
Sức khỏe5 giờ trướcNhiều người thường lựa chọn dùng thuốc giải rượu để phòng say rượu, vậy có nên uống thuốc giải rượu không?
-
Sức khỏe5 giờ trướcỚt chuông với nhiều màu sắc chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa và chất xơ. Khi thêm thực phẩm này vào chế độ ăn uống mùa đông sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ chống lại tổn thương tế bào và hỗ trợ tiêu hóa.
-
Sức khỏe7 giờ trướcCho rằng mình có thể giải cứu thế giới, ảo tưởng về bản thân quá lớn là dấu hiệu của rối loạn tâm thần.
-
Sức khỏe8 giờ trướcChế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng một số loại thực phẩm tưởng chừng vô hại lại có thể khiến huyết áp tăng vọt.
-
Sức khỏe20 giờ trướcĐi bộ là thói quen giúp bạn trẻ trung, khoẻ mạnh, còn khi đi bộ nhanh sẽ nhân đôi lợi ích này, dưới đây là hướng dẫn cách đi bộ nhanh giúp bạn sống lâu hơn.
-
Sức khỏe20 giờ trướcSốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, trung gian truyền bệnh là muỗi vằn, dưới đây là một vài cách phòng bệnh sốt xuất huyết đơn giản, hiệu quả.
-
Sức khỏe1 ngày trướcVận động có thể giúp người già linh hoạt tay chân và rèn luyện sức khỏe, nhưng có một số kiểu vận động không phù hợp với người sau 60 tuổi.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều thực phẩm có tác dụng cải thiện chức năng sinh lý của nam giới nếu biết cách chế biến, ăn đủ trong thời gian nhất định.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhác với vẻ bề ngoài đáng sợ, thực phẩm này với hàm lượng dinh dưỡng phong phú và đa dạng, sẽ mang đến những công dụng bất ngờ trong việc tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và làm đẹp mà không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTrứng là thực phẩm tốt được các chuyên gia khuyên nên ăn vào bữa sáng, vậy mỗi sáng nên ăn mấy quả trứng?
-
Sức khỏe1 ngày trướcGừng là loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt và việc ăn gừng cả vỏ có nhiều tác dụng cho sức khoẻ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt, vậy mỗi ngày ăn vài lát nghệ, cơ thể bạn sẽ thay đổi tích cực.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười phụ nữ 30 tuổi hút mỡ ở cơ sở tư nhân gặp biến chứng nặng nề, đau đớn suốt 3 tháng do người thực hiện không đúng kỹ thuật gây phá hủy hệ bạch huyết, tụ dịch, nhiễm khuẩn.