- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Uống rượu giấm táo pha loãng có chữa được cảm lạnh không? Đây là câu trả lời của các chuyên gia
Không ít người ưa chuộng áp dụng các phương pháp điều trị cảm lạnh một cách tự nhiên như uống rượu giấm táo hơn dùng thuốc. Liệu điều này có thực sự đem lại hiệu quả?
Nhiệt độ xuống thấp kéo theo không ít vấn đề sức khỏe và một trong những bệnh phổ biến nhất vào mùa đông là cảm lạnh. Những triệu chứng do tình trạng này gây ra như ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi thật sự mang lại cảm giác không mấy dễ chịu. Thay vì dùng thuốc, rất nhiều người đã lựa chọn các phương pháp chữa cảm lạnh tự nhiên và một trong những lời khuyên bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhất trên internet là sử dụng rượu giấm táo.
Thức uống này đã được chứng minh có lợi cho hệ tiêu hóa, cải thiện sức khỏe tổng thể và giờ đây chúng lại trở nên nổi tiếng như một phương thuốc chữa cảm lạnh tự nhiên. Vậy sử dụng rượu giấm táo có thực sự đem lại hiệu quả như lời đồn? Dưới đây là lời giải thích của các chuyên gia:
Rượu giấm táo có thực sự chữa cảm lạnh?
Rượu giấm táo sở hữu đặc tính kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn và nấm. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy đồ uống này có thể chống lại virus, nguyên nhân chủ yếu gây ra cảm lạnh.
Những người ủng hộ phương pháp này cho rằng uống rượu giấm táo pha loãng sẽ làm thay đổi nồng độ pH trong cơ thể, tạo ra môi trường kiềm nơi vi khuẩn và virus không thể sinh sống.
Theo Nicholas Rowan, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ phẫu thuật mũi tại Đại học Johns Hopkins, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh đây là thông tin chính xác. Các nghiên cứu chỉ mới xem xét tác động của rượu giấm táo với vi khuẩn bên ngoài cơ thể và ảnh hưởng của thức uống này tới vi khuẩn bên trong cơ thể vẫn chưa được biết đến nhiều.
Ngoài ra, 90% trường hợp mắc cảm lạnh là do nhiễm virus. Nói cách khác, ngay cả khi rượu giấm táo có hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn bên trong cơ thể, cảm lạnh cũng không được giải quyết nhờ thức uống này.
Rượu giấm táo có thể giảm các triệu chứng cảm lạnh không?
Probiotic trong rượu giấm táo có khả năng bảo vệ đường tiêu hóa và thúc đẩy hệ miễn dịch.
Chuyên gia Rowan cho biết, thưởng thức một cốc rượu giấm táo ấm và pha loãng có thể giúp giảm các triệu chứng của cảm lạnh. Hơi ấm sẽ khiến bạn thấy dễ chịu hơn, giảm bớt chất nhầy như trong mũi, cổ họng và miệng. Tuy nhiên, chúng vẫn không thể tiêu diệt virus cảm lạnh và giúp bạn lấy lại sức khỏe nhanh chóng.
Uống rượu giấm táo có gây tác dụng phụ không?
Lạm dụng rượu giấm táo có thể dẫn tới một loạt các tác dụng phụ như đau bụng, trào ngược axit dạ dày, giảm nồng độ kali và gây bỏng rát cổ họng.
Đầy hơi là vấn đề phổ biến khác cần được lưu ý khi sử dụng thức uống này. Amesh Adalja, bác sĩ kiêm chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Johns Hopkins giải thích: “Uống rượu giấm táo hạn chế quá trình làm rỗng dạ dày nên có thể gây ra chứng đầy hơi, chướng bụng và buồn nôn nghiêm trọng trong một số trường hợp”.
Có nên thử rượu giấm táo khi mắc cảm lạnh?
Mặc dù rượu giấm táo không phải là phương thuốc điều trị cảm lạnh, bạn vẫn có thể sử dụng thức uống này để kiểm soát các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi và đau họng.
Theo bác sĩ Adalja: “Tôi không khuyến khích sử dụng thức uống này. Mặc dù rượu giấm táo có thể làm dịu một số triệu chứng cảm lạnh, hiện nay không có đủ bằng chứng để kết luận thức uống này tác động tới cảm lạnh. Trên thực tế, bệnh thường có xu hướng tự khỏi sau một thời gian nhất định”.
Tuy nhiên, như đã đề cập, dùng rượu giấm táo có khả năng kiểm soát các triệu chứng khó chịu do cảm lạnh gây ra. Chúng giúp giảm tiết dịch nhầy, làm dịu cổ họng nên bạn có thể nhấm nháp một ly rượu giấm táo ấm và đã pha loãng khi mắc cảm lạnh. Đây là cách khá hiệu quả để cải thiện tình trạng nghẹt mũi hoặc đau họng. Dù vậy, mọi người đứng mong chờ thức uống này sẽ đem lại điều kỳ diệu như chữa cảm lạnh chỉ trong thời gian ngắn.
Nếu bạn không muốn uống rượu giấm táo để cải thiện tình trạng nghẹt mũi, hãy sử dụng bình rửa mũi. Ngoài ra, vệ sinh mũi 2-3 lần mỗi ngày bằng dung dịch nước muối cũng giúp làm sạch dịch nhầy ở họng.
Đối với việc dùng thuốc, chuyên gia Rowan đề nghị sử dụng thuốc xịt mũi steroid không kê đơn. Dù khá tiện dụng, các loại thuốc thông mũi chỉ có hiệu quả trong một thời gian nhất định. Theo chuyên gia Rowan, lạm dụng chúng thực sự có thể ảnh hưởng xấu đến tim và gây cao huyết áp. Nếu các triệu chứng cảm lạnh kéo dài hơn một tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
Theo Nhịp Sống Việt
-
Sức khỏe2 giờ trướcNước ép lựu không chỉ thơm ngon, đẹp mắt, mà còn mang lại nhiều lợi ích ngoài sự mong đợi của bạn.
-
Sức khỏe3 giờ trướcMột số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến bệnh tim mạch, đáng lo chúng rất quen thuộc trong bữa cơm của nhiều người.
-
Sức khỏe3 giờ trướcDù thơm ngon nhưng 3 loại đồ uống này có thể gây hại cho sức khỏe, mọi người nên hạn chế sử dụng.
-
Sức khỏe6 giờ trướcTrà gừng là loại đồ uống có nhiều tác dụng chữa bệnh nhưng nên sử dụng ở mức độ vừa phải.
-
Sức khỏe7 giờ trướcChuối là loại quả ngon miệng, quen thuộc đối với nhiều người, chuối tuy tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ăn cùng thực phẩm nào cũng được.
-
Sức khỏe7 giờ trướcNgày nay, giấy bạc rất phổ biến trong nấu nướng. Tuy tiện lợi, góp phần tạo ra nhiều món ăn độc đáo nhưng nếu dùng giấy bạc sai cách thì hậu quả cũng khôn lường.
-
Sức khỏe10 giờ trướcHai tuần trước khi trải qua cuộc vượt cạn, chị T. nằm điều trị tại Bệnh viện K trong tình trạng đau đớn vì căn bệnh ung thư đã di căn. May mắn, hai bé song sinh nặng 1,8kg đã chào đời khỏe mạnh.
-
Sức khỏe23 giờ trướcNhững người có khả năng tự miễn dịch mạnh thường có sức khỏe tốt, ít bị các vi khuẩn, virus bên ngoài xâm nhập và ít mắc bệnh. Bạn có phải là một trong số đó?
-
Sức khỏe1 ngày trướcBạn không uống rượu, bia nhưng vô tình ăn một số loại hoa quả nhiều đường để chín quá lên men có thể sinh ra cồn trong hơi thở.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMùa đông, có những người thường xuyên gặp tình trạng chân tay tê cóng mặc dù đã đi tất, đeo găng tay dày hoặc được ủ cả tiếng trong chăn ấm, thậm chí còn toát mồ hôi. Nguyên nhân có thể là vì đã mắc một số bệnh lý sau.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMạch máu gặp vấn đề có thể gây ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, việc nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo mạch máu không khỏe là vô cùng quan trọng.