WHO kêu gọi bảo vệ trẻ em trước thuốc ho nhiễm độc

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi các nước, nhà sản xuất và cung cấp dược phẩm phải có hành động ngay lập tức nhằm bảo vệ trẻ em trước thuốc ho nhiễm độc.

Trong năm 2022, hơn 300 trẻ em, chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi, ở Gambia, Indonesia và Uzbekistan tử vong có liên quan đến các loại thuốc nhiễm độc dẫn đến tổn thương thận cấp tính. Các thuốc này là siro ho được bán không cần có đơn bác sĩ. Chúng chứa hàm lượng cao diethylene glycol và ethylene glycol.

WHO kêu gọi bảo vệ trẻ em trước thuốc ho nhiễm độc-1

(Ảnh minh họa: Reuters)

Tổng Giám đốc WHO cho biết, những chất hóa học độc hại này thường được sử dụng làm dung môi trong công nghiệp và chất chống đông; chỉ hấp thu một lượng nhỏ cũng có thể gây chết người và không được phép có trong dược phẩm. WHO đã ra cảnh báo cụ thể đến các loại thuốc siro ho do 2 công ty Ấn Độ là Maiden Pharmaceuticals và Marion Biotech sản xuất. Những thuốc này có liên quan đến các trường hợp tử vong ở trẻ em Gambia và Uzbekistan.

WHO cũng cảnh báo về các loại thuốc siro ho của 4 nhà sản xuất Indonesia PT Yarindo Farmatama, PT Universal Pharmaceutical, PT Konimex và PT AFI Pharma. WHO và đề nghị dừng lưu hành toàn bộ các loại thuốc ho này.

WHO kêu gọi bảo vệ trẻ em trước thuốc ho nhiễm độc-2

WHO cho biết, các loại siro ho được đề cập có hàm lượng diethylene glycol và ethylene glycol cao. (Ảnh: Alamy)

Trong thông báo vào ngày 23/1, WHO nhắc lại lời kêu gọi loại bỏ các sản phẩm trên khỏi lưu thông, kêu gọi các quốc gia đảm bảo rằng tất cả các loại thuốc được bày bán đều đã qua kiểm định.

Theo WHO, Philippines, Timor Leste, Senegal và Campuchia cũng có thể bị ảnh hưởng do có phân phối loại siro này. WHO kêu gọi 194 quốc gia thành viên hành động để ngăn số ca tử vong do dùng thuốc. WHO cũng yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra những nhà sản xuất, tăng cường giám sát thị trường và có hành động khi cần thiết.

WHO kêu gọi các nhà sản xuất chỉ mua nguyên liệu từ những nhà cung cấp đủ tiêu chuẩn và kiểm tra nguyên liệu nghiêm ngặt. Đối với các nhà cung cấp và nhà phân phối, WHO khuyến nghị nên kiểm tra những dấu hiệu làm giả và chỉ phân phối các loại thuốc được phép sử dụng.

Theo VTV


thuốc ho


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.