Xem ảnh chụp X-quang thấy hông bệnh nhân chi chít đốm trắng, bác sĩ nói không nên ăn loại thịt lợn này

Bác sĩ Sam Ghali ở Mỹ đã phải thốt lên “Đây là kết quả chụp X-quang điên rồ nhất mà tôi từng thấy” khi khám cho một bệnh nhân nam.

Chia sẻ với trang The Sun, bác sĩ Sam Ghali cho biết, bệnh nhân nam 52 tuổi đến viện thăm khám do bị ngã và đau hông. Bệnh nhân được chỉ định chụp X-quang phần hông.

Kết quả cho thấy bệnh nhân bị gãy xương hông. Đáng nói, bác sĩ còn phát hiện thêm rằng quanh các mô mềm ở phần hông và đùi có chi chít đốm trắng. Bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết khác, kết quả cho thấy bệnh nhân mắc sán dây lợn.

Bác sĩ Sam giải thích: “Bệnh nhân được chẩn đoán mắc sán dây lợn. Các đốm trắng chi chít trong phần mô mềm ở hông và đùi là nang ấu trùng của sán dây lợn”.

“Các nang sán này có thể di chuyển khắp cơ thể. Với trường hợp của bệnh nhân nam kể trên, các nang sán di chuyển nhiều ở các mô cơ và mô mềm ở hông và chân”, bác sĩ Sam nói tiếp.

Theo bác sĩ Sam, nếu các nang ấu trùng sán dây lợn di chuyển lên não và ký sinh tại cơ quan này, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng, gây đau đầu , lú lẫn, co giật, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Tuy nhiên, bệnh nhân nam trên khá may mắn, khi các nang ấu trùng sán dây lợn chỉ tập trung ở phần hông, đùi và chưa di chuyển đến não. Bệnh nhân đã phát hiện và được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân nhiễm sán dây lợn

Bác sĩ Sam cho biết bệnh nhân nam kể trên nhiễm sán dây lợn sau khi ăn thịt lợn có chứa ấu trùng sán và chưa được nấu chưa chín kỹ.


Xem ảnh chụp X-quang thấy hông bệnh nhân chi chít đốm trắng, bác sĩ nói không nên ăn loại thịt lợn này-1Thịt lợn chứa các nang sán. (Ảnh minh họa)

Sán dây thường phải ký sinh trong ruột của động vật (lợn, bò, cá,...) để tồn tại và lây nhiễm sang người thông qua đường miệng. Tùy theo loại vật chủ trung gian (bò, heo, cá…) mà sán sẽ có những tên gọi khác nhau như: sán dây lợn, sán dây bò, sán dây cá…

Mọi người thường bị nhiễm sán dây lợn khi ăn thịt lợn có chứa ấu trùng sán dây (nang sán) chưa được nấu chín kỹ, nang sán xâm nhập vào cơ thể người sẽ nở ra ấu trùng, phát triển thành sán dây lợn trưởng thành và ký sinh ở ruột non của người.

Ấu trùng sán dây lợn trong ruột cũng có thể di chuyển ra ngoài ruột và xâm nhập vào máu và theo hệ tuần hoàn đi đến các cơ quan khác nhau như não, tim, gan, phổi, mô cơ, mô mềm.... Ấu trùng sán dây ký sinh trong các cơ quan khác nhau có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Bác sĩ Sam khuyến cáo: “Trong bất kỳ trường hợp nào, mọi người tuyệt đối không nên ăn thịt lợn tái, chưa được nấu chín kỹ vì điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm sán dây lợn”.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, để phòng ngừa nhiễm sán dây lợn, mọi người cần lưu ý những điều sau:

- Thực hiện vệ sinh môi trường sinh sống sạch sẽ.

- Sử dụng nước sạch để dùng trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là khi nấu ăn.

- Thực hiện ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi nấu nướng.

- Tuyệt đối không ăn thịt lợn, các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín kỹ.

- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ, đặc biệt là trước khi nấu ăn, sau khi đi vệ sinh.

Theo Đời Sống Pháp Luật

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/xem-anh-chup-x-quang-thay-hong-benh-nhan-chi-chit-dom-trang-bac-si-noi-khong-nen-an-loai-thit-lon-nay-a502557.html

sán dây lợn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.