- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Yếu tố bất ngờ khiến nhiều người ăn nhiều tinh bột vẫn khỏe
Một nghiên cứu mới từ Mỹ tiết lộ lý do mà nhiều người dường như xử lý lượng tinh bột nạp vào tốt hơn người khác.
Theo nhóm nghiên cứu từ Đại học Buffalo và Phòng thí nghiệm Jackson (Mỹ), nếu bạn luôn phải vất vả tìm cách giảm lượng tinh bột nạp vào cơ thể, nguyên nhân có thể đến từ sự khác biệt trong các gene amylase.
Chúng có vai trò phân hủy carbohydrate, bước đầu tiên trong quá trình chuyển hóa các loại thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì hay cơm.
Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Science, yếu tố di truyền này ở mọi người không giống nhau.
Khả năng xử lý tinh bột của mỗi người phụ thuộc khá lớn vào yếu tố di truyền - Minh họa AI: THU ANH
"Bạn càng có nhiều gene amylase thì bạn càng có thể sản xuất nhiều amylase và tiêu hóa hiệu quả nhiều tinh bột hơn" - GS-TS Omer Gokcumen từ Đại học Buffalo, đồng tác giả, giải thích.
Nghiên cứu của họ tập trung vào cách thức nhân đôi của gene amylase nước bọt (AMY1) ở con người theo thời gian.
Họ phát hiện ra rằng sự gia tăng các bản sao AMY1 ở con người có thể đã bắt đầu từ 800.000 năm trước, trước khi nghề nông ra đời, trước cả khi người hiện đại (Homo sapines) ra đời những 300.000 năm.
Để đi đến kết quả này, nhóm tác giả đã phân tích DNA của 68 người cổ đại, bao gồm một mẫu vật 45.000 năm tuổi từ Siberia, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những người săn bắn hái lượm thời tiền nông nghiệp đã có trung bình 4-8 bản sao AMY1.
Điều này cho thấy con người đã đi lại khắp lục địa Âu Á với nhiều loại số lượng bản sao AMY1 cao trước khi họ bắt đầu thuần hóa thực vật và ăn một lượng tinh bột dư thừa.
Họ cũng phát hiện sự nhân đôi AMY1 cũng xảy ra ở người Neanderthals và người Denisovans, là hai loài người cổ đại đã tuyệt chủng và từng có sự pha trộn dòng máu với tổ tiên chúng ta.
Theo TS Gokcumen, đó là cách con người nói chung đã tiến hóa để thích nghi lối sống mới và sự thay đổi đó vẫn tồn tại cho tới ngày nay.
Một nghiên cứu trước đó từ Đại học California (Mỹ) cho thấy người châu Âu đã tăng số lượng bản sao AMY1 trung bình từ 4 lên 7 trong 12.000 năm qua.
"Sau lần nhân đôi ban đầu, dẫn đến 3 bản sao AMY1 trong một tế bào, locus amylase trở nên không ổn định và bắt đầu tạo ra các biến thể mới" - TS Charikleia Karageorgiou, đồng tác giả, giải thích.
Ông tiếp lời: "Từ 3 bản sao AMY1, bạn có thể có tới 9 bản sao, hoặc thậm chí quay lại 1 bản sao cho mỗi tế bào đơn bội".
Tuy quá trình chọn lọc tự nhiên đã đem lại ưu thế cho các quần thể người nhiều bản sao AMY1 hơn, tức dễ thích nghi thức ăn giàu tinh bột hơn, thì đến ngày nay chúng ta vẫn rất khác nhau.
News Medical dẫn lời các tác giả cho biết phát hiện này sẽ mở ra cơ hội thú vị để khám phá tác động của biến thể di truyền này đối với sức khỏe trao đổi chất, hay cụ thể hơn là các cơ chế liên quan đến quá trình tiêu hóa tinh bột và chuyển hóa glucose.
Điều này sẽ đem đến những hiểu biết quan trọng về di truyền, dinh dưỡng và giúp chúng ta có những chiến lược chăm sóc sức khỏe phù hợp hơn cho mỗi nhóm người.
Theo Người lao động
-
Sức khỏe8 giờ trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe8 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe10 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe15 giờ trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe18 giờ trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe20 giờ trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
Sức khỏe21 giờ trướcCá là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn cá cùng một số loại thực phẩm "đại kỵ" có thể gây ra những phản ứng hóa học bất lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
-
Sức khỏe22 giờ trướcOmega-3 là một trong những chất có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng bổ sung quá liều lượng cho phép sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới cơ thể.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười đàn ông đi cấp cứu trong tình trạng tê bì chân tay, ngất, mất kiểm soát đại tiểu tiện sau khi dùng củ ấu tàu để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh xương khớp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu từ Úc cho thấy thói quen nhâm nhi một món ăn vặt phổ biến có thể giúp người cao tuổi có thêm 3,9 năm sống khỏe mạnh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMùa đông nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể thay đổi, có những thực phẩm và thói quen ăn uống cần tránh để không làm tổn hại đến sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người thường vứt bỏ thực phẩm khi chúng bắt đầu mọc mầm, cho rằng chúng đã hỏng và không ăn được. Tuy nhiên, sự thật là nhiều loại thực phẩm khi nảy mầm lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn gấp nhiều lần so với trạng thái ban đầu.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCủ cải trắng là loại củ quen thuộc trong ẩm thực Việt. Không chỉ là thực phẩm ngon miệng, củ cải trắng còn được mệnh danh là "nhân sâm mùa đông" nhờ giá trị dinh dưỡng cao và nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcLoại cây này lá tưởng bỏ đi nhưng biết cách chế biến rau "tiến vua" vừa tốt cho tiêu hoá và thị lực nhưng lại thường không được tận dụng.