Dường như số phận của mỗi một sinh mệnh là độc nhất, tồn tại theo con đường riêng, sống cuộc sống của riêng mình và chết theo cách riêng của mình.

Mới chỉ 1 tháng trước, tôi vẫntưởng rằng mình còn khoẻ mạnh lắm. Thật tuyệt làm sao khi ở cái tuổi 81, tôi vẫn có thể bơi được 1 dặm/ngày. Tiếc thay, vị thần may mắn đã không còn mỉm cười với tôi.

Vài tuần trước, các bác sĩ đã phát hiện một khốiu ác tính di căn gan.  Cách đây 9 năm, tôi cũng từng bị u ác tính ở mắt. Chấp nhận áp dụng những biện pháp trị liệu bức xạ và lase để cắt bỏ khối u này đã giúp tôi có thể sống tiếp nhưng cũng mang ánh sáng rời khỏi đôi mắt tôi.Mặc dù tỷ lệ khối u đó di căn chỉ chiếm có 50%, thậm chí đối với những trường hợp như tôi thìtỷ lệ đó còn nhỏ hơn rất nhiều. Tiếc thay, tôi là một trong những người kém may mắn.

Dù vậy, tôi vẫn cảm thấy may mắn đến dường nàokhi được tận hưởng thêm 9 năm hạnh phúc, nhưng bây giờ cái chết đang ngày càng gần kề - khối u di căn đã lan tới1/3 gan. Dù có làm bất cứ điều gì thì cái kết của nó là điều không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu rằng sống như thế nào trong những tháng còn lại đều phụ thuộc vào chính bản thân mình. Tôi đã quyết định phải sống thật hạnh phúc, có ý nghĩa, sung sướng và tích cực nhất có thể.

Người đã truyền cảm hứng cho tôi trong quãng thời gian này chính  là David Hume –một triết gia sau khi biết rằng mình sẽ chết ở tuổi 65, đã viết một cuốn tự truyện ngắn chỉ trong một ngày duy nhất vào tháng 4/1776 có tên: "Cuộc đời của chính tôi ". Hume đã viết: "Giờ đây, tôi đang mòn mỏi từng ngày chờ đợi thần chết gõ cửa. Dù phải chịu đựng những cơn đau  triền miên, dù thân xác có héo mòn nhưng trái tim tôi sẽ không bao giờ lụi tàn. Nó vẫn giữ nguyên lòng nhiệt thành như xưa đối với nghiên cứusự vui vẻ ở nơi làm việc."

Tôi đã may mắn khi được sống qua
cái tuổi 80, hơn Humenhững 15 năm. Trong thời gian đó, tôi đã xuất bản 5 cuốn sách và hoàn thành một cuốn tự truyện sẽ; ngoài ra cũng có một số cuốn sách khác đã gần hoàn thành.

Mới chỉ vài ngày nhưng dường như tôi có thể nhìn cuộc sống từ một góc độ hoàn toàn khác, dù cho sắp phải ra đi không có nghĩa là tôi đã hoàn thành cuộc sống. Ngược lại, chưa bao giờ ham muốn được sống mạnh mẽ như bây giờ. Tôi muốn và hy vọng có thể dành quãng thời gian còn lại bên cạnh bạn bè mình, để nói tạm biệt với những người tôi yêu thương, để viết nhiều hơn, để đi du lịch nếu sức khỏe cho phép và để được hiểu biết nhiều hơn.

Dường như mọi thứ trở nên rõ ràng đến bất ngờ, tôi không còn thời gian cho bất cứ điều gì không trọng yếu. Tôi phải tập trung vào chính bản thân, vào công việc và bạn bè mình. Sẽ không còn mỗi tối ngồi nghe bản tin thời sự, sẽ không còn để ý đến chính trị hay tranh luận về sự nóng lên toàn cầu.

Không phải là tôi trở nên dửng dưng với mọi thứ xung quanh
mà chỉ là do khách quan. Tôi vẫn quan tâm sâu sắc về Trung Đông, về sự nóng lên toàn cầu, về sự bất bình đẳng ngày càng tăng, nhưng chúng không còn là chuyện của tôi nữa; chúng thuộc về tương lai. 

Khi nhìn lại, tôi nhận ra rằng, trong 10 năm qua, có rất nhiều người cùng thế hệ với tôi đang dần ra đi. Mỗi lần như thế, dường như một phần trong tôi cũng tan vỡ. Sẽ không có aikhác trên thế gian này giống như chúng tôi. Mỗi một sinh mệnh ra đi thì sẽ không ai có thế lấp đầy khoảng trống mà họ để lại. Đó dường như đó là số phận của mỗingười chúng ta, một sinh mệnh độc nhất, tồn tại theo con đường riêng, sống cuộc sống của riêng mình và chết theo cách riêng của mình.

Nếu nói rằng tôi kh
ông hề lo sợ cái điều sắp xảy ra thì chỉ là tự huyễn hoặc bản thân, nhưng sâu thẳm trong tôi là sự biết ơn. Tôi đã yêu và được yêu thương. Tôi đã nhận được nhiều và cũng cho đi nhiều thứ. Tôi được đọc, được nghĩ, được viết và được du lịch rất nhiều nơi. Tôi được sống trong một thế giới tuyệt vời có nhà văn và độc giả.

Trên tất cả, tôi
là con người, một động vật có khả năng suy nghĩ, trên hành tinh xinh đẹp này, và rằng bản thân nó đã là một đặc ân và hành trình quý giá.

Tác giả của bài viết trên là Oliver Sacks, giáo sư thần kinh học tại Đại học Y khoa New York, là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó có
cuốn “Awakenings” (hành vi nhận thức) và “The Man Who Mistook His Wife for a Hat.”(Người đàn ông nhầm vợ mình với cái mũ). Ông qua đời ngày 30/8/2015

Hiếu Nguyễn

Theo NYT/ VietNamNet