Mang danh dâu trưởng, tôi phải lo Tết từ A đến Z còn em dâu đến bữa chỉ vác miệng sang ăn

Chẳng sống chung nhưng cứ mỗi dịp giỗ chạp, Tết nhất là tôi lại phát cáu vì cô em dâu có tính ỷ lại của mình.

Chẳng sống chung nhưng cứ mỗi dịp giỗ chạp, Tết nhất là tôi lại phát cáu vì cô em dâu có tính ỷ lại của mình.

Vợ chồng tôi đã lấy nhau được 5 năm nay. Bố mẹ chồng đều là nông dân chất phác, hiền lành nên mối quan hệ giữa tôi và họ khá bình thường. Nhưng người khiến tôi bực mình nhất từ ngày về làm dâu lại là cô em dâu. Đặc biệt, mỗi dịp giỗ chạp, lễ tết như thế này là tôi lại càng khó chịu.

Nhà chồng có 3 anh em, phía sau chồng tôi còn một em trai và một em gái. Các em chồng cũng đều đã có gia đình riêng cả. Trong nhà chỉ có chúng tôi đang ở thành phố còn lại mọi người đều đang sống ở quê. Vì vậy mà mỗi dịp Tết nhất hay giỗ chạp là vợ chồng con cái chúng tôi lại khăn gói về quê. Nghe thì đơn giản nhưng chồng là con cả nên chúng tôi thường phải về từ sớm để lo lắng, sắp đặt và dọn dẹp nhà cửa. Tết năm nay cũng không ngoại lệ.

Là con cả, dâu trưởng, vợ chồng tôi đều biết phải có trách nhiệm lo lắng cho ông bà, thờ cúng tổ tiên. Nhà có việc, trong khi chồng dọn dẹp nhà cửa thì vợ đi chợ, nấu nướng. Cô em chồng biết ý, thường đến sớm và hỏi han xem chị dâu chuẩn bị thế nào rồi phụ giúp. Nhưng nhà cô ấy cũng khó khăn nên góp được từng nào hay từng đấy, tôi không ý kiến gì. Còn vợ chồng em dâu chỉ xuất hiện khi cỗ bàn đã được dọn xong.

Mang danh dâu trưởng, tôi phải lo Tết từ A đến Z còn em dâu đến bữa chỉ vác miệng sang ăn-1

(Ảnh minh họa)

Người ta vẫn bảo "được vợ mất chồng, được chồng mất vợ" đằng này nhà em dâu tôi thì lại được cả đôi. Thấy vợ không có ý kiến gì chuyện phụ giúp anh chị hay góp giỗ Tết, em chồng tôi cũng im luôn. Cả nhà cứ đến bữa kéo nhau sang ăn rồi kéo nhau về như là khách chứ chẳng phải con cháu trong nhà.

Mấy lần tôi ý kiến với chồng thì anh bảo: "Thôi, toàn em út trong nhà, tính toán với nó làm gì. Cả năm mới có một cái Tết để cả nhà sum vầy. Chúng nó có tâm thì đã chẳng để mình phải nhắc còn mình phận con trưởng phải đứng ra lo cho ông bà, tổ tiên chu đáo thôi. Mình cứ sống đúng với trách nhiệm, báo đáp bố mẹ, để phúc để phần cho con cái và không thẹn với làng xóm là được".

Chồng nói đến thế thì tôi cũng thôi. Nhưng đó là chuyện của những năm trước còn năm nay tôi không thể nhịn thêm nữa. 

Sau một thời gian dài đi ở nhà thuê thì cuối cùng năm nay chúng tôi cũng mua được một căn chung cư nho nhỏ. Đương nhiên là cũng có vay mượn nên kinh tế khá khó khăn. Đã thế cách đây không lâu, con tôi còn bị ốm, phải nằm viện một thời gian. Vì vậy mà năm nay tôi muốn đề nghị vợ chồng em dâu góp tiền giỗ Tết. 

Mang danh dâu trưởng, tôi phải lo Tết từ A đến Z còn em dâu đến bữa chỉ vác miệng sang ăn-2

(Ảnh minh họa)

Sau khi nói chuyện với chồng xong thì tôi gọi điện cho em chồng: "Tết năm nay nhà chị khó khăn, cháu lại mới ốm nên không dư dả gì, vợ chồng chú liệu liệu mà góp giỗ cúng ông bà tổ tiên". Nghe xong em chồng ậm ừ nên tôi cứ tưởng năm nay sẽ khác nhưng với tình hình này có khi lại chẳng thay đổi gì.

Hôm cúng ông Công ông Táo, vợ chồng tôi không về được nhưng nghe bố mẹ chồng bảo không thấy mặt nhà con trai thứ đâu nên ông bà đành phải tự lo liệu. Đến hôm nay, 25 tháng Chạp, vợ chồng tôi đã về quê rồi mà nhà cửa vẫn chưa dọn dẹp chứ đừng nói là sắm sanh. Tôi bực mình nên mới tỏ ý vùng vằng thì chồng tôi lại bảo nhịn vì sợ ông bà buồn.

Nhưng không lẽ chúng tôi cứ phải đứng ra lo lắng từ A đến Z thế này mãi sao. Trưởng thứ gì thì cũng là con trong nhà, chả lẽ cứ dâu trưởng thì phải đứng ra gánh hết mọi thứ sao? Lúc bình thường thì không sao nhưng khó khăn thế này thì ai hiểu cho cơ chứ!

 

Theo Helino


dâu trưởng

bố mẹ chồng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.