Mẹ tôi hát bên bàn thờ bố

Ấy là lần đầu tiên tôi nghe mẹ hát, một bàt hát ru con. Và sau này mỗi lần bế con trên tay, nước mắt tôi lại chảy dài nhớ về mẹ.

Ba tôi mất sớm, một mình mẹ nuôi 3 chị em tôi nên người.

Người ta cứ nói, mẹ cố chấp không lấy chồng để giữ mảnh đất bố tôi được đứng tên sổ đỏ các cụ để lại. Ấy là người ta nghĩ sai về mẹ. Đó là người ta chưa thực sự hiểu được tình cảm thiêng liêng của người làm mẹ dành cho con cái của mình.

Mẹ nguyện cả đời này ở bên cạnh, chăm sóc 3 chị em tôi. Nếu mẹ đi bước nữa, chúng tôi sẽ phải sống cảnh chung đụng, rồi mẹ sẽ chẳng thể toàn tâm toàn ý vì các con. Hôm đứng bên bàn thờ ba, nghe mẹ nói mấy lời nghẹn đắng, nước mắt tôi cứ thế chảy dài.

Khi lớn lên tôi mới hiểu được tình mẹ bao la biết nhường nào. Từ khi làm mẹ, tôi mới thấu được nỗi cay đắng và cả niềm hạnh phúc vô bờ.

Chị cả may mắn giành được học bổng du học nước ngoài. Chị đi biệt, tối nào mẹ cũng nằm khóc vì nhớ con gái. Chị Hai của tôi lấy chồng ở thành phố khác, thi thoảng mới về thăm nhà. Mỗi lần về là chị lại lao vào lòng mẹ, bắt mẹ nhổ tóc sâu. Oái oăm thật, con gái lớn phải nhổ tóc bạc cho mẹ nhưng chị lại bắt mẹ phải nhổ tóc cho mình. Đó là chị muốn được mẹ ôm vào lòng giống như thời còn nhỏ.

Còn tôi, cô con gái út có chút bướng bỉnh, thích làm theo ý mình nên hay cãi lời. Vậy mà mẹ chưa bao giờ giận. Mẹ chỉ cười “sau này lớn lên con sẽ hiểu”. Tôi thích đàn hát, chẳng chịu học hành. Mẹ hay mắng mỏ bảo tôi phải học văn hoá, sau này mới có công việc tốt. Nhưng tôi không nghe. Tôi thích sống theo suy nghĩ của mình.

Tôi lên thành phố, theo đuổi trường nghệ thuật. Có lần tôi tò mò hỏi mẹ: “Mẹ ơi, con thấy mình hát cũng khá hay, không biết con có gen của ai mẹ nhỉ?”. Mẹ tôi im lặng hồi lâu nhưng không nói gì.

Đó là lần đầu tiên tôi nghe mẹ hát… bên bàn thờ bố. Bài hát ru hay đến nao lòng. Thấy tôi, mẹ im lặng. Tôi hỏi mẹ, sao hát hay vậy mà mẹ không bao giờ hát. Mẹ kể về kỉ niệm với bố. Bố mê mẹ cũng vì giọng hát trời phú.

Tiếng hát của mẹ đưa hai người đến bên nhau. Lúc yêu bố, mẹ từng nói một câu: “Sau này, tôi sẽ hát cho ông nghe cả đời”. Nhưng bố lại ra đi quá sớm, bỏ lại mẹ một mình. Không có bố ở bên, mẹ nguyện sẽ không bao giờ hát. Bởi đó là giọng hát mẹ chỉ dành cho bố mà thôi.

Căn nhà cấp 4 bao năm vẫn chưa một lần đập đi xây lại. Con cái đã vương trưởng, có đủ tiền bạc để xây cho mẹ một căn nhà đẹp, khang trang nhưng mẹ nhất định không muốn. Mẹ bảo, đó là nơi níu giữ kỉ niệm gia đình, của bố và mẹ. Mẹ không muốn sống ở nơi mới, chỉ muốn ở đây đến khi nào lìa đời...

Hôm nay, cánh cửa vừa mở ra, tôi và hai chị gái cùng các cháu của mẹ đã về. Nhưng bố mẹ đâu rồi..., chỉ còn di ảnh trên bàn thờ và nụ cười hiền, đôi mắt nhìn chúng tôi trìu mến.

Tôi thắp một nén nhang thành kính, nhớ về cha mẹ.

Sẽ vẫn là ngôi nhà cấp 4 này, vẫn là những kỉ vật cũ, chúng con sẽ không để chúng xa bố mẹ. Hàng tháng, hàng năm, chúng con sẽ luôn về đây để chúng ta cùng vui vẻ, sum vầy. Bố mẹ yên tâm, bây giờ chị em con đã lớn nhưng vẫn mãi nhớ về lời ru của mẹ, tiếng hát đưa chúng con trưởng thành.



Theo VietNamNet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/vn/doi-song/gia-dinh/me-toi-hat-ben-ban-tho-bo-800436.html

chồng mất sớm


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.