Muốn ly hôn vì nửa năm thất nghiệp sống cảnh tủi nhục nơi nhà chồng

Mấy hôm mưa rét, máy giặt hỏng, tôi bàn với chồng mua máy giặt mới thì cả nhà chồng xúm vào nói tôi "ở nhà cả ngày thì giặt bằng tay đi, bày đặt..."

Muốn ly hôn vì nửa năm thất nghiệp sống cảnh tủi nhục nơi nhà chồng-1

Tôi hết sức chịu đựng của mình rồi, căng thẳng, mệt mỏi mỗi ngày. (Ảnh minh họa)

Trước đây tôi từng có một công việc khá như ý đó là không quá vất vả, thu nhập cũng đủ cho tôi sống một cách thoải mái. Dù rằng, chồng tôi là người làm ra nhiều tiền hơn, song tôi cũng không trông mong gì vì anh ấy rất ít khi đưa tiền cho tôi, chỉ đưa những khoản cần chi tiêu trong nhà thôi.

Gần nửa năm nay tôi sống cảnh thất nghiệp vì công ty tôi đứng trên bờ vực phá sản, thu hẹp quy mô, giảm nhân lực để hoạt động cầm chừng, vì thế tôi dù vẫn chờ việc công ty nhưng thực chất là thất nghiệp. Tôi cũng định tìm kiếm công việc ở vài nơi, nhưng vẫn chưa tìm được chỗ nào ưng ý, với lại tuổi ngoài 30 cũng khó mà đi xin việc.

Nếu tôi đi làm công việc mang tính tay chân hay đúng hơn là lao động phổ thông thì bị nhà chồng cấm cản, mọi người cho rằng làm mất mặt gia đình. Còn đi làm nhưng nơi "sang - chảnh", lương cao thì thời buổi bây giờ cũng rất khó. Nộp hồ sơ, nhờ người quen giới thiệu đủ kiểu mà giờ vẫn đang diện chờ gọi đi làm.

Con vẫn còn nhỏ, nên tôi nghĩ chồng làm ra tiền, còn mình thôi thì ở nhà chăm chỉ làm việc nhà, chăm con cho tốt, sau này đi làm cũng được. Nhưng mà nhà chồng tôi lại không nghĩ như vậy, tôi nghỉ ở nhà đồng nghĩa với việc không có các khoản phụ giúp gia đình. Thay vào đó là làm gì cũng phải ngửa tay xin tiền chồng, bố mẹ chồng.

Tôi không khác gì giúp việc trong nhà, mà có khi giúp việc cũng không bị đối xử tệ như thế. Hễ không có gì vừa lòng là bố mẹ chồng, thậm chí chồng tôi luôn nói mấy câu xúc phạm tôi như: "Ở nhà cả ngày, quét cái nhà không xong", "Thất nghiệp ở nhà mà để nhà cửa bừa bộn không chịu dọn"… Hàng ngày, chồng tôi phát tiền cho đi chợ, mua bán lặt vặt. Tôi cảm thấy hổ thẹn khi phải ngửa tay xin tiền chồng để mua đồ phụ nữ.

Trước đây tôi còn đi làm nên tự mua nhiều thứ, giờ xin tiền chồng thì anh ấy luôn càu nhàu: "Phụ nữ phức tạp thật, ở nhà mà tiêu pha cứ như đang làm ra mấy chục triệu đồng mỗi tháng. Có thời gian thì chịu khó học tập cách chi tiêu, tiết kiệm đi, trên mạng người ta chia sẻ đầy ra đấy".

Cả tuần nay máy giặt bị hỏng, thời tiết lại hay mưa nên quần áo lâu khô. Tôi bàn bạc với chồng và bố mẹ chồng nhân tiện mua máy giặt mới, máy giặt đang hỏng sửa đi sửa lại vừa tốn tiền lại không hoạt động ổn định được, đến nỗi gọi thợ họ cũng không buồn đến vì quá ngán với "bệnh" của máy giặt.

Tưởng được mọi người hưởng ứng, nào ngờ tôi bị mắng mỏ thậm tệ từ mẹ chồng: "Đã không đi làm thì cố mà giặt tay đi, có vài hôm mà đã kêu ca, đòi hỏi mua máy giặt mới rồi. Có biết thời buổi khó khăn, làm ra một đồng quý như thế nào không mà cái gì nó hỏng chút là đòi thay ngay. Dùng thì như phá ấy, nhà này ngoài cô ra có ai động vào máy gặt đâu, nó hỏng là do ai? Có giỏi đi làm kiếm tiền mà tự mua cho đỡ phải giặt tay".

Chồng tôi không những không đỡ cho vợ câu nào lại còn toàn vào hùa để trách móc tôi. Tôi mua gì về anh ấy cũng khó chịu, cho là không cần thiết, không biết mua, bị mua đắt. Tôi đi chợ nấu ăn anh ấy càu nhàu sao món này không được tươi, ngon. Trước đây cũng đưa từng đó tiền, mua nhiều đồ ngon, sao giờ cho ăn toàn món đạm bạc…

Tôi hết sức chịu đựng của mình rồi, căng thẳng, mệt mỏi mỗi ngày. Đem chuyện này kể cho người thân, bạn bè, ai cũng bất bình về cách đối xử của chồng và nhà chồng tôi. Tôi chỉ muốn đi làm công việc nào đó để "thoát" khỏi mang tiếng thất nghiệp, ăn bám. Hoặc ly hôn vì quá sức chịu đựng của mình. Tôi phải làm gì khi nhà chồng đối xử tệ bạc với tôi như vậy?

 

Theo Gia đình & Xã hội

Xem link gốc Ẩn link gốc https://giadinh.net.vn/muon-ly-hon-vi-nua-nam-that-nghiep-song-canh-tui-nhuc-noi-nha-chong-172220221164835731.htm

Ly hôn


Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp
Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.