Ngày thứ 3 sau khi bố mất, đi ngang qua cửa phòng mẹ nghe thấy tiếng bố, tôi lập tức bước vào để rồi bật khóc vì khung cảnh trước mắt

Sau khi bố mất được 3 ngày, khi đang định mang đồ ăn vào phòng cho mẹ thì bất chợt tôi nghe thấy tiếng cười nói của một người đàn ông vọng ra. Tiến lại gần thì âm thanh càng rõ, nghe rất giống với giọng nói của bố.

Tôi là con một, vì thế ngay từ nhỏ đã được bố mẹ quan tâm, dạy bảo sát sao. Trong gia đình mọi người thường sợ bố hơn, nhưng với nhà tôi thì ngược lại. Bố là người khiến tôi luôn cảm thấy ấm áp, được che chở. Còn mẹ thì lại là người khá nghiêm khắc và ít thể hiện tình cảm ra bên ngoài.

Thời gian dần trôi, tôi lớn lên và rời xa vòng tay bố mẹ để khám phá những chân trời mới. Sau khi thi đỗ đại học, tôi ở trọ trên thành phố, bận bịu với việc học hành và làm thêm nên thỉnh thoảng tôi mới về thăm nhà. Hoặc bận quá thì tôi lại gọi điện về hỏi thăm bố mẹ và họ hàng ở quê.

Bố mẹ thì vẫn luôn lo lắng, quan tâm tôi, bởi trong mắt họ tôi vẫn chỉ là đứa con trai bé bỏng thuở nào. Những khi tôi gọi điện về hỏi thăm, ông bà lại hỏi: "Dạo này con học hành thế nào"; "Con có mệt không, có ăn uống đầy đủ không?". Những câu hỏi cứ lặp đi lặp lại của bố mẹ khiến tôi cảm thấy thừa thãi nên thường trả lời cho xong chuyện.

Sau này khi lấy vợ, vì để thuận tiện cho công việc của hai vợ chồng và tránh cảnh mẹ chồng nàng dâu xích mích nên vợ chồng tôi xin ra ở riêng. Hai chúng tôi mua trả góp một căn chung cư nhỏ trên thành phố. Bận rộn với công việc, con cái và các mối quan hệ bên ngoài nên tôi cũng ít về quê thăm bố mẹ. Mỗi năm hai vợ chồng lại tranh thủ về quê một vài ngày khi được nghỉ dịp lễ Tết. Thỉnh thoảng vợ tôi cũng mua quà hoặc thuốc bổ về biếu ông bà. Cuộc sống của bố mẹ cứ bình lặng như vậy, hai người già nương tựa chăm sóc nhau.

Tháng trước về quê, thấy bố trông có vẻ gầy và xanh xao hơn, tôi có hỏi thì ông chỉ ngập ngừng nói bị mất ngủ với đang bị cảm cúm. Nghĩ đơn giản chắc đó là bệnh của người già nên tôi cũng không hỏi thêm. Nhưng rồi mấy hôm trước, tôi nhận được cuộc gọi nhỡ của mẹ. Khi gọi lại, tôi thấy mẹ vừa nói vừa khóc: "Bố con đang bị bệnh nặng, con về thăm bố mấy ngày cho ông ấy đỡ buồn". Thấy mẹ gọi điện đột ngột như vậy khiến tôi bất giác lo lắng, nhưng do đang vướng một dự án quan trọng của công ty nên tôi định hai, ba hôm nữa hoàn thành xong công việc sẽ về thăm bố ngay.

Ngày thứ 3 sau khi bố mất, đi ngang qua cửa phòng mẹ nghe thấy tiếng bố, tôi lập tức bước vào để rồi bật khóc vì khung cảnh trước mắt-1

(Ảnh minh họa)

Nào ngờ ngay ngày hôm sau mẹ tôi lại gọi điện lên và thông báo: "Bố phải vào viện cấp cứu, con về ngay càng nhanh càng tốt". Tôi có gọi lại để hỏi cho rõ tình hình nhưng đầu dây bên kia mất tín hiệu. Đoán có việc chẳng lành, tôi vội bàn giao lại công việc rồi vội vã phóng xe đến bệnh viện.

Vừa đến nơi thì bố đã bất tỉnh, mẹ đang nắm tay bố gào khóc. Tôi không hiểu chuyện gì đã xảy ra, tại sao bố tôi mấy tháng trước còn rất khỏe mạnh mà giờ ông đã bất tỉnh nằm đây? Khi bác sĩ đến và nói về tình hình của bố, tôi mới biết ông bị ung thư gan. Họ nói: "Chúng tôi đã làm hết khả năng của mình, giờ chỉ cần rút ống thở là ông đi. Gia đình sắp xếp đưa ông về nhà lo hậu sự đi."

Tai tôi như ù đi khi nghe bác sĩ nói, tự nhiên hai hàng nước mắt cứ tuôn dài trên má. Tôi tự trách bản thân mình thật nhiềuTại sao bố bệnh nặng thế mà tôi không hề biết gì? Sao bố mẹ không nói cho tôi biết? Lẽ ra lần trước thấy bố gầy hơn, tôi phải hỏi ông cho rõ, tôi nên đưa ông đi khám mới phải. Tôi đúng là đứa con bất hiếu.

Đưa bố về nhà lo hậu sự mà lòng tôi nặng trĩu kèm theo đó là cảm giác tội lỗi và tự trách bản thân rất nhiều. Tôi đã xin cấp trên cho nghỉ thêm một vài ngày để lo cúng tuần đầu cho bố ổn thỏa và ở bên động viên mẹ cho bà bớt buồn đau. Từ khi bố ra đi, mẹ như người mất hồn, không nói năng gì mà chỉ khóc.

Ngày thứ 3 sau khi bố mất, khi đang định mang đồ ăn vào phòng cho mẹ thì bất chợt tôi nghe thấy tiếng cười nói của một người đàn ông vọng ra. Tiến lại gần thì âm thanh càng rõ, nghe rất giống với giọng nói của bố. Thấy lạ, tôi đẩy cửa bước vào thì thấy mẹ đang ngồi khóc, nhìn vào màn hình chiếc điện thoại bên cạnh, tôi chợt hiểu ra mọi chuyện.

Bên trong điện thoại là đoạn video mà bố ghi lại lúc còn khỏe. Ông biết bệnh tình của mình đã ở giai đoạn muộn, không còn sống được bao lâu, ông không muốn thành gánh nặng cho vợ chồng tôi nên đã dặn bà không cho chúng tôi biết. Sợ khi tôi biết chuyện sẽ buồn nên ông đã quay lại video này để làm kỷ niệm và cũng là để an ủi tôi.

Trong video, ông ghi lại những khoảnh khắc rất vui vẻ, hạnh phúc, từng lời nói đều rất tích cực và không hề có câu nào trách móc vợ chồng tôi. Ngay cả lúc bệnh tình đã trở nặng, bố vẫn nghĩ cho con cái. Câu cuối bố dặn dò khiến tôi không thể quên: "Dù bố không còn trên cõi đời này nữa, nhưng bố sẽ vẫn dõi theo hai mẹ con con. Con trai à! Hãy thật mạnh mẽ và là chỗ dựa cho mẹ, cho vợ và cho con của con nhé!".

Nghe đến đây tôi hoàn toàn gục ngã. Bấy lâu nay tôi sống thật vô tâm, tôi chỉ biết nhận lấy tình yêu thương của bố mẹ và coi đó như một điều hiển nhiên mà bất cứ bậc cha mẹ nào cũng phải làm cho con mình. Sự ra đi của bố là một mất mát lớn đối với tôi, và là một bài học giúp tôi thức tỉnh.

Đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh mà biện minh cho sự vô tâm của mình với bố mẹ. Đừng để đến khi mất đi rồi, ta mới thấy được sự quan trọng của họ. Tôi đã bàn bạc với vợ khi xong việc của bố thì sẽ đưa mẹ lên thành phố sống cùng vợ chồng tôi. Nhất định chúng tôi sẽ chăm sóc mẹ thật tốt, để mẹ được vui vẻ, hạnh phúc bên con cháu lúc tuổi già.

(tungtran...@gmail.com)

Theo Vietnamnet


tâm sự gia đình


Nắng nóng làm món chân gà rút xương trộn chua cay mát lành
Chân gà rút xương trộn chua cay là một món ăn được khá nhiều người yêu thích, cách làm món ăn cũng không hề khó. Vì thế, để có được một món chân gà trộn chua cay vừa ngon vừa đảm bảo vệ sinh thì bạn hãy tham khảo ngay cách làm dưới đây nhé!

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.