Tôi cảm thấy "nóng mặt" khi em vợ luôn có mong muốn khó hiểu

Gia đình tôi luôn giúp đỡ em vợ trong khả năng có thể, nhưng lại bị xem như chỗ dựa hoàn toàn về mặt kinh tế.

Trong số các anh em bên vợ, gia đình tôi có kinh tế ổn định hơn. Các anh chị và em vợ có cuộc sống bấp bênh vì công việc không ổn định. Ngày hai đứa quyết định kết hôn, gia đình tôi cấm cản vì nhà vợ không "môn đăng hộ đối".

Thực tế, chúng tôi có điều kiện hơn một chút nhưng không phải giàu đến mức đại gia. Với khả năng có thể, vợ chồng tôi luôn giúp đỡ mọi người trong nhà.

Xét về hoàn cảnh, em út bên vợ có hoàn cảnh vất vả hơn cả. Dì út kết hôn ngay sau khi tốt nghiệp cấp 3, chồng không tu chí làm ăn. Nhiều lần, hai đứa định đưa nhau ra tòa nhưng gia đình cố níu kéo.

Hiện tại, hai vợ chồng sống cùng nhau nhưng không khác gì cảnh ly thân. Vì thương em gái nên vợ tôi chu cấp mỗi tháng một khoản nhỏ để dì út nuôi con.

Tôi cảm thấy nóng mặt khi em vợ luôn có mong muốn khó hiểu-1

Em vợ khiến tôi cảm thấy đang bị dựa dẫm về mặt kinh tế quá nhiều (Ảnh minh họa: Pix).

Tôi là anh rể song không bao giờ cấm cản vợ giúp đỡ anh em trong nhà. Tuy nhiên, tôi phải giấu bố mẹ đẻ vì sợ ông bà dị nghị và coi thường bên ngoại.

Lâu dần, em vợ coi chúng tôi như chỗ dựa về kinh tế. Mỗi khi thiếu tiền, dì út lại tìm đến vay mượn. Tuy số tiền không lớn, việc vay quá nhiều khiến tôi cảm thấy phiền. 

Mỗi khi vợ chồng ngồi cùng nhau, tôi nhắc vợ về chuyện giúp đỡ em. Chuyện anh em đỡ đần nhau không sai nhưng không nên biến gia đình tôi thành nơi chu cấp tiền bạc. Việc người khác giúp đỡ chỉ là tình thế. Về lâu dài, hai vợ chồng phải nhắc nhở nhau làm ăn để kiếm kế sinh nhai bền vững.

Thậm chí, em vợ tôi còn kể bóng gió chuyện có nhà người bạn sau khi sinh con đều gửi cho các bác nuôi. Vợ chồng chỉ cần đi làm, gửi tiền cho bác là hoàn thành trách nhiệm. Tôi nhận thấy dường như dì út mong muốn trao con cái cho vợ chồng tôi nuôi để không còn vướng bận.

Nhiều lần, tôi nghe em vợ than thở chuyện vất vả khi nuôi con, trong khi điều kiện kinh tế có hạn. Hiện tại, em vợ tôi có 2 đứa con, mong mỏi của dì út là gửi một đứa con cho anh chị trong nhà nuôi giúp. Sau này, khi kinh tế ổn định hơn, dì sẽ đón về. Với điều kiện kinh tế hiện tại, vợ chồng dì út không cáng đáng nổi.

Sau khi nghe em kể lể, bà xã không ít lần mủi lòng. Tôi kiên quyết phản đối suy nghĩ của em vợ. Bởi khi đã quyết định sinh con, vợ chồng phải có trách nhiệm nuôi. Trong quá trình lớn lên, con cái cần bàn tay chăm sóc, dạy dỗ của bố mẹ. Anh em trong nhà dù tốt đến mấy, không thể nào bù đắp đủ tình thương mà cha mẹ dành cho các bé.

Mặc dù vợ chồng tôi đã phân tích cho dì út hiểu, em vợ tôi nhiều lần đề cập đến chuyện nhờ anh em nuôi con hộ. Khi chưa đạt được mục đích, dì út còn lên tiếng trách móc không ai thấu hiểu cho nỗi khổ của mình. Theo dì út, nếu phải vất vả nuôi con như hiện tại sẽ không thể chú tâm làm ăn, kiếm tiền giúp thay đổi kinh tế gia đình.

Ở cương vị anh rể, tôi không có suy nghĩ hẹp hòi trong tiền bạc lẫn chuyện giúp đỡ người trong nhà. Tuy nhiên, tôi cảm thấy khó hiểu với quan điểm sống của em vợ.

Nếu bản thân chưa đủ khả năng nuôi con, đừng nên sinh ngay sau khi kết hôn. Trong trường hợp đã lựa chọn có con sớm, không có cách nào khác là tự mình cố gắng để sợi dây tình cảm giữa cha mẹ và con cái không bị tách rời.

 

Theo Dân Trí

Xem link gốc Ẩn link gốc https://dantri.com.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/toi-cam-thay-nong-mat-khi-em-vo-luon-co-mong-muon-kho-hieu-20231031105758566.htm

em vợ


Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp
Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.